Đang gửi...

Quy định về tên doanh nghiệp, tên chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam

Lượt xem 229
Thủ tục đặt tên cho doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện là thủ tục quan trọng, mang tính định danh cho doanh nghiệp. Việc đặt tên này không chỉ liên quan các thủ tục phát sinh sau khi thành lập doanh nghiệp mà còn liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ, do đó, việc đặt tên cho doanh nghiệp, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp được pháp luật quy định rất đầy đủ. Để hiểu rõ hơn về thủ tục này, Luật Doanh Trí xin cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết dưới đây. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Tên doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng. Tên gọi không chỉ là yếu tố định danh, mà còn là sự khẳng định vị thế, tính độc lập và uy tín của doanh nghiệp. Doanh nghiệp càng thành công thì tên doanh nghiệp càng được khách hàng biết đến rộng rãi và ngược lại, do đó, việc đặt tên doanh nghiệp, tên chi nhánh hay tên văn phòng đại diện đều vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, tiêu chí tên doanh nghiệp hay là chưa đủ đối với việc đặt tên cho mỗi doanh nghiệp, mà tên đó còn phải đúng pháp luật và được cơ quan có thẩm quyền công nhận nữa. Vậy tên doanh nghiệp, tên chi nhánh và văn phòng đại diện được đặt như thế nào là đúng? Công ty Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề này thông qua bài viết “Quy định về tên doanh nghiệp, tên chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam”.

Quy định về tên doanh nghiệp, tên chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam

Xem thêm:  Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh mới nhất năm 2022

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP quy định về đăng ký doanh nghiệp;

- Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp do Bộ Kế hoạch và đầu tư ban hành.

2. Quy định về tên doanh nghiệp

2.1. Đặt tên cho doanh nghiệp theo quy định sau:

Quy định về việc đặt tên cho doanh nghiệp

Xem thêm:  Thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp tại Hà Nội mới nhất năm 2022

- Thứ nhất, về nội dung cấu thành tên doanh nghiệp: Tên tiếng Việt của doanh nghiệp bao gồm 2 thành tố theo thứ tư: Loại hình doanh nghiệp + tên riêng. Trong đó:

+ Loại hình doanh nghiệp được viết là “công ty trách nhiệm hữu hạn” hoặc “công ty TNHH” đối với công ty trách nhiệm hữu hạn; được viết là “công ty cổ phần” hoặc “công ty CP” đối với công ty cổ phần; được viết là “công ty hợp danh” hoặc “công ty HD” đối với công ty hợp danh; được viết là “doanh nghiệp tư nhân”, “DNTN” hoặc “doanh nghiệp TN” đối với doanh nghiệp tư nhân.

+ Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, chữ số và ký hiệu.

Ví dụ: Công ty cổ phần đầu tư Thế giới di động…

- Thứ hai, về hình thức: Tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Lưu ý: Tên doanh nghiệp bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh, có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.

Trường hợp doanh nghiệp có tên bằng tiếng nước ngoài, tên bằng tiếng nước ngoài của doanh nghiệp được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp hoặc trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

- Thứ ba, những điều cấm trong đặt tên doanh nghiệp:

+ Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên cỉa doanh nghiệp đã đăng ký trước đó;

+ Sử dụng tên cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của doanh nghiệp, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.

+ Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.

2.2. Về nguyên tắc đăng ký tên doanh nghiệp

Nguyên tắc đặt tên cho doanh nghiệp

- Phòng Đăng ký kinh doanh có quyền chấp thuận hoặc từ chối tên dự kiến đăng ký của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Để tránh tên doanh nghiệp bị trùng, nhầm và vi phạm quy định về đặt tên doanh nghiệp, ý kiến Phòng Đăng ký kinh doanh là quyết định cuối cùng.

Trường hợp không đồng ý với quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp có thể khởi kiện theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

- Doanh nghiệp hoạt động theo Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương được cấp trước ngày 1/7/2015 được tiếp tục sử dụng tên doanh nghiệp đã đăng ký và không bắt buộc phải đăng ký đổi tên doanh nghiệp trong trường hợp có tên trùng, tên gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp đã đăng ký trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

- Trường hợp các doanh nghiệp có tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn thì khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các bên tự thương lượng với nhau để đăng ký đổi tên doanh nghiệp.

3. Quy định về tên chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp

Quy định về tên chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp

- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.

- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện.

- Tên chi nhánh, văn phòng đại diện phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh và văn phòng đại diện.

Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.

- Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.

- Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.

- Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về “Quy định về tên doanh nghiệp, tên chi nhánh và văn phòng đại diện tại Việt Nam”. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected]

Xem thêm:  Thủ tục đăng ký hoạt động chi nhánh doanh nghiệp tại tỉnh Bắc Giang mới nhất năm 2022

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải