Đang gửi...

Thành lập văn phòng đại diện

Lượt xem 563
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Do đó văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh. Mặc dù vậy, với ưu điểm không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế cũng như không phải nộp thuế môn bài, nhiều doanh nghiệp vấn lựa chọn thành lập văn phòng đại diện nhằm mục đích thăm dò thị trường, quảng bá thương hiệu cũng như mở rộng quy mô phát triển doanh nghiệp.

Mục lục

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp và bảo vệ các lợi ích đó. Do đó văn phòng đại diện không có chức năng kinh doanh.

Mặc dù vậy, với ưu điểm không phát sinh các thủ tục liên quan đến báo cáo thuế cũng như không phải nộp thuế môn bài, nhiều doanh nghiệp vấn lựa chọn thành lập văn phòng đại diện nhằm mục đích thăm dò thị trường, quảng bá thương hiệu cũng như mở rộng quy mô phát triển doanh nghiệp.

1. Quy trình thành lập văn phòng đại diện

Căn cứ khoản 1, điều 46 Luật Doanh nghiệp 2014: Doanh nghiệp có quyền văn phòng đại diện ở trong nước và nước ngoài, có thể đặt một hoặc văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới hành chính.

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Trường hợp lập văn phòng đại diện trong nước, doanh nghiệp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động của văn phòng đại diện đến Cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền nơi doanh nghiệp văn phòng đại diện. Hồ sơ bao gồm:

  • Thông báo lập văn phòng đại diện;
  • Bản sao quyết định thành lập
  • Bản sao biên bản họp về việc thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu văn phòng đại diện

Trong đó, Nội dung Thông báo thành lập văn phòng đại diện gồm: 

  • Mã số doanh nghiệp;
  • Tên và địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; 
  • Tên văn phòng đại diện dự định thành lập; 
  • Địa chỉ trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện; 
  • Nội dung, phạm vi hoạt động của văn phòng đại diện; 
  • Họ, tên; nơi cư trú, số Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đứng đầu văn phòng đại diện; 
  • Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. 

Bước 2: Thẩm định hồ sơ và trả kết quả

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.

Nếu từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện thì thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp

2. Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện tại Luật Doanh Trí

Để giúp khách hàng có thể dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc thành lập văn phòng đại diện. Luật Doanh Trí cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập văn phòng đại diện đảm bảo uy tín, nhanh chóng và chính xác cho khách hàng. Dịch vụ tư vấn bao gồm:

  • Tư vấn quy trình, thủ tục, hồ sơ cho việc thành lập văn phòng đại diện;
  • Hướng dẫn khách hàng cung cấp thông tin, tài liệu cho việc thành lập văn phòng đại diện;
  • Soạn thảo hồ sơ cho việc thành lập văn phòng đại diện;
  • Trực tiếp nộp hồ sơ và trao đổi với chuyên viên thụ lý hồ sơ về việc thành lập văn phòng đại diện;
  • Nhận kết quả và bàn giao cho khách hàng
  • Tư vấn các vấn đề phát sinh sau thành lập văn phòng đại diện

Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

Hotline:  0911.233.955 hoặc Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng quý khách!

 

 

 

 

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: kieulinh

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải