Đang gửi...

Thành lập doanh nghiệp

Lượt xem 648
Hiện nay, trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu thành lập doanh nghiệp đã và đang phát triển nhanh chóng. Thống kê cho thấy mỗi tháng có khoảng từ 2000 đến 4000 doanh nghiệp ra đời. Theo quy định của pháp luật hiện hành có 4 loại hình doanh nghiệp đó là: Doanh nghiệp Tư nhân, Công ty Hợp danh, Công ty TNHH và Công ty Cổ phần.

Mục lục

Hiện nay, trước sự tăng trưởng mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu thành lập doanh nghiệp đã và đang phát triển nhanh chóng. Thống kê cho thấy mỗi tháng có khoảng từ 2000 đến 4000 doanh nghiệp ra đời. Theo quy định của pháp luật hiện hành có 4 loại hình doanh nghiệp đó là: Doanh nghiệp Tư nhân, Công ty Hợp danh, Công ty TNHH và Công ty Cổ phần. Trong đó Công ty TNHH và Công ty Cổ phần phổ biến hơn cả. Với mỗi loại hình doanh nghiệp, pháp luật đều có những quy định chi tiết về cách thức và thủ tục thành lập khác nhau. 

1. Thành lập doanh nghiệp tư nhân

1.1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của doanh nghiệp tư nhân.

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

1.2. Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghịêp tư nhân.

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và trả kết quả

Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ.

Lưu ý: Những trường hợp cơ quan đăng ký từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doangh nghiệp sẽ nhận được thông báo bằng văn bản cuả cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

2. Thành lập công ty hợp danh

2.1. Hồ  sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty hợp danh.

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.

Điều lệ của công ty hợp danh phải ứng các nội dung theo khoản 1 Điều 25 về Điều lệ doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp 2014: Tên, trụ sở doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh, vốn, các thông tin cá nhân của các thành viên công ty; quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty; cơ cấu tổ chức quản lý; người đại diện theo pháp luật; thể thức thông qua quyết định của công ty, nguyên tắc giải quyết tranh chấp; căn cứ và phương thức xác định trả thù lao, tiền lương thưởng cho người quản lý; Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp của công ty hợp danh; Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ sau kinh doanh; Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

  • Danh sách thành viên.

Danh sách thành viên của công ty hợp danh được lập phải đảm bảo các nội dung sau: Thông tin cá nhân (họ, tên, chữ ký, quốc tịnh, đại chỉ thường trú và các đặc điểm cơ bản khác của thành viên hợp danh, thành viên góp vốn là cá nhân;  Tên, mã doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức đối với thành viên góp vốn; Các thông tin cá nhân của người đại diện theo ủy quyền hoặc đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức (giống thành viên là cá nhân) của CT hợp danh; Phần vốn góp, giá trị vốn góp, loại tài sản, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn phần vốn góp của từng thành viên của công ty hợp danh.

  • Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

2.2. Thủ tục thành lập công ty hợp danh.

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ:

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật cho Cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch và đầu tư thuộc tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình hướng dẫn trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và trả kết quả

Thời hạn sau 03 ngày làm viêc kể từ ngày nộp hồ sơ cho Cơ quan đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các hồ sơ hợp lệ.

Doanh nghiệp sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp theo trình tự, thủ tục và phải trả phí theo quy định trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được công khai.

Lưu ý: Những trường hợp cơ quan đăng ký từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doangh nghiệp sẽ nhận được thông báo bằng văn bản cuả cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

3. Thành lập công ty TNHH

3.1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn.

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.

Điều lệ của công ty TNHH phải ứng các nội dung theo khoản 1 Điều 25 về Điều lệ doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp 2014: Tên, trụ sở doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh, vốn, các thông tin cá nhân của các thành viên công ty; quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty; cơ cấu tổ chức quản lý; người đại diện theo pháp luật; thể thức thông qua quyết định của công ty, nguyên tắc giải quyết tranh chấp; căn cứ và phương thức xác định trả thù lao, tiền lương thưởng cho Kiểm soát viên và người quản lý; Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp  đối với công ty TNHH; Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ sau kinh doanh; Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

  • Danh sách thành viên.

Danh sách thành viên của công ty TNHH được lập phải đảm bảo các nội dung sau: Thông tin cá nhân (họ, tên, chữ ký, quốc tịnh, đại chỉ thường trú và các đặc điểm cơ bản khác của thành viên là cá nhân đối với đối với TNHH; Tên, mã doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức của công ty TNHH; Các thông tin cá nhân của người đại diện theo ủy quyền hoặc đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức (giống thành viên là cá nhân) của TNHH; Phần vốn góp, giá trị vốn góp, loại tài sản, số lượng, giá trị của từng loại tài sản góp vốn, thời hạn góp vốn phần vốn góp của từng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn.

  • Bản sao thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  • Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức.

Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

3.2. Thủ tục thành lập công ty TNHH.

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật cho Cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch và đầu tư thuộc tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình hướng dẫn trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và trả kết quả

Thời hạn sau 03 ngày làm viêc kể từ ngày nộp hồ sơ cho Cơ quan đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Những trường hợp cơ quan đăng ký từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doangh nghiệp sẽ nhận được thông báo bằng văn bản cuả cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

4. Thành lập công ty cổ phần

4.1. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp của công ty cổ phần.

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
  • Điều lệ công ty.

Điều lệ của công ty TNHH phải ứng các nội dung theo khoản 1 Điều 25 về Điều lệ doanh nghiệp của Luật Doanh nghiệp 2014: Tên, trụ sở doanh nghiệp; ngành nghề kinh doanh; vốn; các thông tin cá nhân của các thành viên công ty; quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong công ty; cơ cấu tổ chức quản lý; người đại diện theo pháp luật; thể thức thông qua quyết định của công ty, nguyên tắc giải quyết tranh chấp; căn cứ và phương thức xác định trả thù lao, tiền lương thưởng cho Kiểm soát viên và người quản lý; Những trường hợp thành viên có quyền yêu cầu công ty mua lại cổ phần đối với công ty cổ phần; Nguyên tắc phân chia lợi nhuận sau thuế và xử lý lỗ sau kinh doanh; Các trường hợp giải thể, trình tự giải thể và thủ tục thanh lý tài sản công ty; Thể thức sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty.

  • Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

Danh sách thành viên của công ty TNHH được lập phải đảm bảo các nội dung sau: Thông tin cá nhân (họ, tên, chữ ký, quốc tịnh, đại chỉ thường trú và các đặc điểm cơ bản khác của thành viên là cá nhân đối với CTCP; Tên, mã doanh nghiệp và địa chỉ trụ sở chính của thành viên là tổ chức của công ty CP; Các thông tin cá nhân của người đại diện theo ủy quyền hoặc đại diện theo pháp luật của thành viên là tổ chức (giống thành viên là cá nhân) của công ty CP; Số lượng cổ phần, loại cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản, giá trị của từng loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần.

  • Bản sao thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;
  • Bản sao quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức.

Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

  • Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư

4.2. Thủ tục thành lập công ty cổ phần.

Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp theo quy định của pháp luật cho Cơ quan đăng ký kinh doanh (Sở kế hoạch và đầu tư thuộc tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương) nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc người đại diện theo pháp luật nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử theo quy trình hướng dẫn trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Bước 2: Cơ quan đăng ký kinh doanh xem xét và trả kết quả

Thời hạn sau 03 ngày làm viêc kể từ ngày nộp hồ sơ cho Cơ quan đăng ký kinh doanh, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho các hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý: Những trường hợp cơ quan đăng ký từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì người thành lập doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo bằng văn bản cuả cơ quan đăng ký kinh doanh thông báo. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ.

Như vậy có thể thấy quy trình thành lập doanh nghiệp tương đối phức tạp, đòi hỏi tính chính xác cao. Để giúp khách hàng dễ dàng và thuận tiện hơn trong hoạt động khởi nghiệp, Luật Doanh Trí cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói chỉ từ 2.500.000đ. Gói dịch vụ bao gồm:

  • Tư vấn việc đăng kí kinh doanh theo nhu cầu, khả năng của khách hàng
  • Đăng kí Giấy phép kinh doanh
  • Đăng kí mã số doanh nghiệp
  • Đăng kí khắc con dấu Công ty
  • Thông báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh nghiệp Quốc gia
  • Lập hồ sơ cổ đông công ty
  • Đăng bố cáo thành lập Doanh nghiệp trên Cổng thông tin Doanh nghiệp Quốc gia
  • Hỗ trợ thực hiện thủ tục mở tài khoản ngân hàng và nộp thông báo tài khoản ngân hàng lên cơ quan thuế chủ quản
  • Đăng kí nộp thuế điện tử
  • Kê khai và nộp tờ khai thuế môn bài cho doanh nghiệp
  • Đăng kí phương pháp tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ
  • Làm bảng hiệu công ty,...

Ngoài ra, Luật Doanh Trí sẽ hỗ trợ tư vấn pháp lý miễn phí 03 tháng cho Quý Khách hàng sử dụng dịch vụ của công ty, đồng thời cam kết rằng sẽ không phát sinh thêm các chi phí khác ngoài giá gói dịch vụ mà công ty cung cấp.

Liên hệ Hotline:  0911.233.955 hoặc Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng quý khách!

Bài viết ngày được thực hiện bởi: huongpham

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải