Đang gửi...

THÀNH LẬP CÔNG TY KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Lượt xem 1071
Doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN) không chỉ là cầu nối đưa nhanh các nghiên cứu, ứng dụng KHCN chuyển giao vào sản xuất mà còn đóng vai trò như một lực lượng sản xuất chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội và GDP của đất nước. Hiện nay, trên cả nước có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN) trên tổng số hơn 600 nghìn DN của cả nước. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp rời khỏi thị trường nhưng những DN KH&CN vẫn tìm thấy đường đi cho riêng mình. Vậy làm thế nào để các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ đạt được mục đích của mình? Các thủ tục pháp lý về thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ được tiến hành như thế nào? Cùng Luật Doanh Trí tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Mục lục

Doanh nghiệp khoa học công nghệ (KHCN) không chỉ là cầu nối đưa nhanh các nghiên cứu, ứng dụng KHCN chuyển giao vào sản xuất mà còn đóng vai trò như một lực lượng sản xuất chủ lực, tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, đóng góp cho việc xây dựng và phát triển nền kinh tế xã hội và GDP của đất nước. Hiện nay, trên cả nước có khoảng trên 2.000 doanh nghiệp (DN) đang hoạt động theo mô hình doanh nghiệp khoa học và công nghệ (DN KH&CN) trên tổng số hơn 600 nghìn DN của cả nước. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhiều doanh nghiệp rời khỏi thị trường nhưng những DN KH&CN vẫn tìm thấy đường đi cho riêng mình. Vậy làm thế nào để các cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ đạt được mục đích của mình? Các thủ tục pháp lý về thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ được tiến hành như thế nào? Cùng Luật Doanh Trí tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý 
- Luật Doanh nghiệp 2020 
- Luật Khoa học và Công nghệ 2013 
- Nghị định 13/2019/NĐ-CP quy định về Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ 
- Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ


A. Thủ tục thành lập doanh nghiệp 
I. Chọn loại hình doanh nghiệp

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, thì cá nhân, tổ chức muốn thành lập doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong số những loại hình doanh nghiệp sau: 
- Doanh nghiệp tư nhân 
- Công ty hợp danh 
- Công ty trách nhiệm hữu hạn 
-Công ty cổ phần 


II. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp 
- Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân 
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Hồ sơ đăng ký thành lập công ty hợp danh 
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty.
Danh sách thành viên.
Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên.
Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Hồ sơ đăng ký thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn 
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty.
Danh sách thành viên.
Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức; Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
- Hồ sơ đăng ký thành lập công ty cổ phần 
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.
Điều lệ công ty.
Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.
Bản sao các giấy tờ sau đây: Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật; Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản cử người đại diện theo ủy quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hóa lãnh sự; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
III. Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp 
Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp với Cơ quan đăng ký kinh doanh theo phương thức sau đây:

Đăng ký doanh nghiệp trực tiếp tại Cơ quan đăng ký kinh doanh;
Đăng ký doanh nghiệp qua dịch vụ bưu chính;
Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử là việc người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử tại Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử bao gồm các dữ liệu theo quy định của Luật này và được thể hiện dưới dạng văn bản điện tử. Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử có giá trị pháp lý tương đương hồ sơ đăng ký doanh nghiệp bằng bản giấy.

Tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn sử dụng chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Tài khoản đăng ký kinh doanh là tài khoản được tạo bởi Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, cấp cho cá nhân để thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử. Cá nhân được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đăng ký để được cấp và việc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh để đăng ký doanh nghiệp qua mạng thông tin điện tử.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và cấp đăng ký doanh nghiệp; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp. Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.

B. Thành lập doanh nghiệp khoa học công nghệ 
I. Điều kiện cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ 

Doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ khi đáp ứng các điều kiện sau:
Được thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp;
Có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận 
Có doanh thu từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ đạt tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng doanh thu.
Doanh nghiệp mới thành lập dưới 5 năm đáp ứng các điều kiện về thành lập và hoạt động theo Luật doanh nghiệp và có khả năng tạo ra hoặc ứng dụng kết quả khoa học và công nghệ được cơ quan có thẩm quyền đánh giá, thẩm định, công nhận thì được chứng nhận là doanh nghiệp khoa học và công nghệ.


II. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ 
Đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP;
Văn bản xác nhận, công nhận kết quả khoa học và công nghệ của cơ quan có thẩm quyền (bản sao xuất trình kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao có chứng thực), thuộc một trong các văn bản sau:
Văn bằng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;
Quyết định công nhận giống cây trồng mới, giống vật nuôi mới, giống thủy sản mới, giống cây lâm nghiệp mới, tiến bộ kỹ thuật;
Bằng chứng nhận giải thưởng đối với kết quả thực hiện nhiệm vụ đã đạt được các giải thưởng về khoa học và công nghệ do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chủ trì, phối hợp tổ chức xét tặng giải thưởng hoặc đồng ý cho tổ chức xét tặng giải thưởng;
Quyết định công nhận kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước; Giấy xác nhận hoặc giấy thẩm định kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ không sử dụng ngân sách nhà nước;
Giấy chứng nhận đăng ký chuyển giao công nghệ;
Các văn bản xác nhận, công nhận khác có giá trị pháp lý tương đương.
Phương án sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP.
III. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Sở Khoa học và Công nghệ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính là cơ quan tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trừ các trường hợp sau đây.

Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp nhận hồ sơ, cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong các trường hợp sau:

Các kết quả khoa học và công nghệ được hình thành từ nhiệm vụ khoa học và công nghệ đặc biệt; có tầm quan trọng đối với phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh trong phạm vi cả nước; có vai trò quan trọng nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ quốc gia; giải quyết các vấn đề khoa học và công nghệ liên quan đến nhiều ngành, nhiều lĩnh vực, liên vùng, nhất là môi trường, sức khỏe; hạ tầng công nghệ thông tin - viễn thông;
Doanh nghiệp được thành lập từ việc chuyển đổi tổ chức khoa học và công nghệ công lập mà đăng ký hoạt động khoa học và công nghệ tại Bộ Khoa học và Công nghệ;
Sở Khoa học và Công nghệ chưa đủ điều kiện kỹ thuật đánh giá kết quả khoa học và công nghệ và có văn bản đề nghị Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ xem xét cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
Doanh nghiệp có chi nhánh, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn của nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và có văn bản đề nghị Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Trường hợp doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính , Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gửi bản sao Giấy chứng nhận cho Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ và các cơ quan liên quan để thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ.
Trường hợp doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ theo quy định tại khoản 2 Điều này, Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ có trách nhiệm gửi bản sao Giấy chứng nhận cho Sở Khoa học và Công nghệ nơi có trụ sở, chi nhánh hạch toán độc lập của doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gửi bản sao Giấy chứng nhận cho các cơ quan liên quan để thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ.
Cơ quan cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ thì có thẩm quyền cấp thay đổi nội dung, cấp lại, thu hồi, hủy bỏ hiệu lực Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.
IV. Nộp hồ sơ cấp chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Doanh nghiệp đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về Điều kiện cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ  gửi 01 bộ hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ về cơ quan có thẩm quyền. Hồ sơ được nộp trực tiếp, qua đường bưu điện hoặc trực tuyến.

V. Thẩm định hồ sơ và cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ phải có trách nhiệm trả lời doanh nghiệp về tính hợp lệ của hồ sơ, trong đó nêu rõ tài liệu, nội dung cần sửa đổi, bổ sung và thời hạn sửa đổi, bổ sung nếu hồ sơ chưa hợp lệ.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ có trách nhiệm xem xét việc cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ được cấp theo Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 13/2019/NĐ-CP.

Trường hợp kết quả khoa học và công nghệ có liên quan đến nhiều ngành nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau có nội dung phức tạp cần mời chuyên gia hoặc thành lập hội đồng tư vấn thẩm định, đánh giá, thời hạn cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ không quá 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

Trường hợp quy định tại điểm c khoản 2 Điều 5 Nghị định 13/2019/NĐ-CP, sau khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trong thời hạn 05 ngày làm việc, Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm gửi công văn kèm theo toàn bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ của doanh nghiệp về Cục Phát triển thị trường và doanh nghiệp khoa học và công nghệ để cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ, cơ quan cấp Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ có trách nhiệm công bố trên cổng thông tin điện tử của cơ quan về tên, địa chỉ và danh mục sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ của doanh nghiệp đó.


 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải