So sánh thành viên hợp danh và thành viên góp vốn
Mục lục
Thành viên công ty hợp danh bao gồm: thành viên hợp danh và thành viên góp vốn, vậy thành viên hợp danh và thành viên góp vốn khác nhau như thế nào, quyền và nghĩa vụ của mỗi loại ra sao, hãy cùng lắng nghe sự phân tích của các luật sư tại Luật Doanh Trí.
1. Khái niệm
Thành viên hợp danh là cá nhân, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty;
Thành viên góp vốn là cá nhân hoặc tổ chức chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty.
2. Điểm giống nhau
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn đều thuộc công ty hợp danh, có quyền tham gia họp thảo luận, biểu quyết tại hội đồng thành viên, cùng hưởng lợi nhuận từ doanh nghiệp, cùng chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp.
3. Điểm khác nhau
- Về tính chất: thành viên hợp danh bắt buộc phải có khi sáng lập công ty tuy nhiên thành viên góp vốn là không bắt buộc. Thành viên hợp danh bắt buộc phải là cá nhân và có trình độ chuyên môn. Thành viên góp vốn có thể là cá nhân hoặc tổ chức, nếu là cá nhân cũng không bắt buộc phải có trình độ chuyên môn như thành viên hợp danh.
- Về chế độ chịu trách nhiệm các nghĩa vụ tài sản: thành viên hợp danh chịu trách nhiệm vô hạn về tài sản, thành viên góp vốn chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp. Tức nếu xảy ra trường hợp công ty mất khả năng thanh toán dẫn đến phá sản, thành viên hợp danh sẽ phải dùng toàn bộ tài sản để thanh toán các khoản nợ, thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm.
- Về quyền quản lý của thành viên với công ty: thành viên hợp danh có quyền điều hành quyền quản lý hoạt động kinh doanh của công ty hợp danh, nhân danh công ty khi thực hiện các hoạt động kinh doanh của công ty. Thành viên góp vốn không có quyền quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của công ty, không được hoạt động kinh doanh nhân danh công ty mà nhân danh cá nhân mình hoặc nhân danh người khác khi thực hiện việc kinh doanh đối với các ngành, nghề đã đăng ký của công ty.
- Về mặt hạn chế: Thành viên hợp danh không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc là thành viên hợp danh của công ty hợp danh khác nếu không được sự nhất trí của các thành viên còn lại; không được nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người khác thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề với công ty đó để trục lợi cá nhân hay lợi ích của tổ chức, cá nhân khác; thành viên hợp danh không được chuyển toàn bộ hoặc một phần vốn của mình cho người khác nếu không được thành viên hợp danh khác đồng ý. Thành viên góp vốn không bị hạn chế như đối với thành viên hợp danh.
- Về số lượng thành viên tối thiểu: thành viên hợp danh phải có từ 2 thành viên trở lên, thành viên góp vốn có thể có hoặc không và không giới hạn tối đa
- Về vấn đề chuyển nhượng vốn: Thành viên hợp danh chuyển nhượng vốn khó khăn hơn. Vì chỉ dược chuyển nhượng vốn khi được sự đồng ý của tất cả các thành viên trong công ty. Thành viên góp vốn có thể chuyển nhượng vốn dễ dàng hơn nhưng vẫn phải tuân thủ các quy định của pháp luật
- Về vấn đề gia nhập và rút khỏi công ty: Đối với thành viên hợp danh yêu cầu có ýt nhất 3/4 thành viên chấp thuận, đối với thành viên góp vốn yêu cầu có ýt nhất 2/3 thành viên chấp thuận.
Như vậy có thể thấy, thành viên hợp danh và thành viên góp vốn có nhiều điểm khác biệt về quyền lợi cũng như nghĩa vụ, sự khác biệt đó là do công ty hợp danh thường được thành lập giữa những người có mối quan hệ quen biết trở thành thành viên hợp danh của công ty, lợi ích gắn liền với công ty, thành viên góp vốn chỉ được coi là những nhà đầu tư vì vậy về quyền điều hành quản lý có nhiều hạn chế hơn so với thành viên hợp danh. Dù là loại thành viên nào thì ta cũng có thể thấy được sự tương xứng giữa quyền lợi và nghĩa vụ.
Trên đây là những phân tích của các luật sư tại Luật Doanh Trí, nếu còn thắc mắc nào mời bạn liên lạc với văn phòng Luật Doanh Trí để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Luật Doanh Trí cung cấp các dịch vụ thành lập công ty trọn gói chỉ từ 2.500.000đ cam kết với khách hàng thủ tục nhanh chóng và chính xác nhất
Liên hệ Hotline: 0911.233.955 hoặc Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng quý khách!
Bài viết ngày được thực hiện bởi: kieulinh
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG MỚI NHẤT NĂM 2022
- THÀNH LẬP CÔNG TY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TẠI HÀ NỘI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TẠI QUẬN 7 MỚI NHẤT NĂM 2022
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh quần áo may mặc
- Cách thức thành lập công ty TNHH một thành viên kinh doanh đồ gia dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Lựa chọn loại hình công ty như thế nào cho phù hợp
- Thủ tục bổ sung thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty
- Thành lập công ty sản xuất gia công vàng trang sức
- Lý do nên lựa chọn thành lập công ty cổ phần
- Tăng giảm vốn điều lệ công ty như thế nào
- Thành lập công ty cổ phần kinh doanh thực phẩm
- Thông tin đáng lưu ý đối với công ty cổ phần