So sánh công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với doanh nghiệp tư nhân
Mục lục
Theo quy định pháp luật hiện hành có 04 loại hình doanh nghiệp đó là: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn bao gồm công ty TNHH 1 thành viên và công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân và công ty TNHH 1 thành viên đều có thể được thành lập và làm chủ bởi một cá nhân. Tuy nhiên về cơ cấu tổ chức, trách nhiệm tài sản cũng như các vấn đề liên quan đến thủ tục thành lập, vận hành công ty của hai loại hình này có khá nhiều điểm khác nhau.
1. Đặc điểm của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và doanh nghiệp tư nhân
* Công ty TNHH 1 thành viên.
Theo quy định tại Điều 73 Luật Doanh nghiệp 2014 về công ty TNHH 1 thành viên có đặc điểm sau:
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty); chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được quyền phát hành cổ phần.
* Doanh nghiệp tư nhân
Theo quy định tại Điều 183 Luật Doanh nghiệp 2014 về doanh nghiệp tư nhân đặc điểm là:
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp tư nhân không được phát hành bất kỳ loại chứng khoán nào.
- Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
2. So sánh công ty TNHH 1 thành viên và doanh nghiệp tư nhân
Điểm giống nhau: Cả hai loại hình doanh nghiệp đều do một chủ thể làm chủ sở hữu và không được phát hành cổ phần.
Điểm khác nhau:
* Về chủ sở hữu
- Chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên có thể là cá nhân hoặc tổ chức, còn chủ sở hữu của doanh nghiệp cá nhân phải bắt buộc là cá nhân.
- Chủ sở hữu của doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên công ty hợp danh và mỗi cá nhân chỉ được lập một doanh nghiệp tư nhân. Còn đối với chủ sở hữu của công ty TNHH 1 thành viên chủ sở hữu có thể đồng thời góp vốn thành lập, hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty TNHHH, công ty cổ phần. Như vậy chủ sở hữu của công ty TNHH có thể đồng thời kiêm nhiều chức danh trong các loại hình doanh nghiệp khác, còn chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân lại hạn chế hơn.
* Về trách nhiệm tài sản của chủ doanh nghiệp
Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ, có tài sản độc lập và chịu trách nhiệm bằng tài sản độc lập đó. Còn doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm vô hạn (bằng toàn bộ tài sản của mình) về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp mình làm chủ. Như vậy, chính yếu tố có hay không có tài sản độc lập của doanh nghiệp đã quyết định việc có tư cách pháp nhân hay không của hai loại hình này. Và khi xảy ra rủi ro thì mức độ rủi ro của doanh nghiệp tư nhân sẽ cao hơn.
* Về tư cách pháp nhân
Công ty TNHH 1 thành viên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy Chứng nhận đăng ký doanh nghiệp còn doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân.
* Về quyền của chủ sở hữu doanh nghiệp đối với doanh nghiệp
Chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên có quyền chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ vốn điều lệ của công ty cho tổ chức, cá nhân. Còn chủ sở hữu doanh nghiệp có quyền bán hoặc cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình.
* Về vốn điều lệ
Đối với vốn điều lệ của công ty TNHH 1 thành viên được tăng nhưng không được giảm. Còn doanh nghiệp tư nhân có thể tăng hoặc giảm vốn đầu tư. Như vậy, mức vốn đầu tư của doanh nghiệp tư nhân linh họat hơn tùy thuộc vào khối tài sản đang sở hữu của chủ sở hữu nghiệp tư nhân, còn số vốn của công ty TNHH 1 thành viên chỉ được tăng chứ không được giảm nhằm bảo đảm nghĩa vụ của công ty đối với các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty, do công ty TNHH 1 thành viên chỉ chịu trách nhiệm đối với nghĩa vụ này là hữu hạn trong số vốn điều lệ của công ty.
Trên đây là những phân tích, đánh giá của các luật sư tại Luật Doanh Trí với mong muốn giúp các khách hàng có thể lưa chọn được loại hình doanh nghiệp phù hợp với nhu cầu và phương án kinh doanh của quý khách. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào mời quý khách liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hoàn toàn miễn phí. Chúng tôi cung cấp dịch vụ thành lập công ty trọn gói chỉ từ 2.500.000đ đảm bảo uy tín , chính xác và hiệu quả cho khách hàng
Liên hệ Hotline: 0911.233.955 hoặc Email: [email protected]
Rất hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng quý khách!
Vui lòng xem thêm dịch vụ khác tại Luật Doanh Trí
Bài viết ngày được thực hiện bởi: huongpham
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG MỚI NHẤT NĂM 2022
- THÀNH LẬP CÔNG TY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TẠI HÀ NỘI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TẠI QUẬN 7 MỚI NHẤT NĂM 2022
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh quần áo may mặc
- Cách thức thành lập công ty TNHH một thành viên kinh doanh đồ gia dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Lựa chọn loại hình công ty như thế nào cho phù hợp
- Thủ tục bổ sung thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty
- Thành lập công ty sản xuất gia công vàng trang sức
- Lý do nên lựa chọn thành lập công ty cổ phần
- Tăng giảm vốn điều lệ công ty như thế nào
- Thành lập công ty cổ phần kinh doanh thực phẩm
- Thông tin đáng lưu ý đối với công ty cổ phần