Đang gửi...

QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY, DOANH NGHIỆP MỚI NHẤT

Lượt xem 329
Luật Doanh nghiệp 2020 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Đi cùng với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp 2020 là các câu hỏi về sự thay đổi của luật mới so với Luật Doanh nghiệp cũ 2014, đặc biệt là câu hỏi về quy trình thành lập doanh nghiệp, công ty. Trong bài viết này, Luật Doanh Trí xin được hướng dẫn quy trình, thủ tục cần thực hiện để thành lập công ty, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

Mục lục

Luật doanh nghiệp 2020 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 01 2021. Đi cùng với sự ra đời của Luật doanh nghiệm 2020 là các câu hỏi về sự thay đổi của luật mới so với Luật doanh nghiệp cũ 2014, đặc biệt là câu hỏi về thủ tục và quy trình thành lập doanh nghiệp công ty. Trong bài viết này, Luật Doanh Trí xin được hướng dẫn quy trình, thủ tục cần thực hiện để thành lập công ty, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Nghị định 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 về đăng ký doanh nghiệp;

- Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT ngày 01/12/2015 hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp;

- Nghị định số 126/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quản lý thuế 2019.

II. Điều kiện để thành lập công ty, doanh nghiệp

- Các thành viên trong doanh nghiệp, công ty (thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập) là cá nhân thì phải đáp ứng đủ điều kiện: đủ 18 tuổi, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc trong các trường hợp bị cấm thành lập, quản lý doanh nghiệp.

- Cổ đông sáng lập, thành viên góp vốn là tổ chức thì phải đáp ứng đủ điều kiện: là pháp nhân thương mại không bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định.

- Trụ sở chính của công ty không được là nhà chung cư, nhà tập thể, trừ khi chứng minh được mục đích sử dụng theo quy hoạch xây dựng là toà nhà văn phòng, dùng cho mục đích kinh doanh.

- Vốn điều điều lệ, vốn pháp định tuỳ theo quy mô kinh doanh và theo quy định của luật chuyên ngành điều chỉnh.

III. Hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp

- Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty;

- Danh sách cổ đông, thành viên công ty. Danh sách người đại diện theo ủy quyền;

- Điều lệ công ty;

- Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý của thành viên/ cổ đông sáng lập;

- Một số tài liệu khác theo yêu cầu hợp pháp từ phía cơ quan có thẩm quyền (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…);

- Giấy ủy quyền cho người thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp (trường hợp người nộp hồ sơ không phải người đại diện theo pháp luật của công ty);

- Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ.

IV. Các giai đoạn trong quy trình thành lập công ty, doanh nghiệp

Giai đoạn 1: Chuẩn bị các thông tin để lập hồ sơ công ty, doanh nghiệp.

- Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp. Hiện nay, các loại hình doanh nghiệp đa số ở Việt Nam bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh, Công ty TNHH 1 thành viên, Công ty TNHH (2 thành viên trở lên), Công ty cổ phần.

- Bước 2: Đặt tên cho doanh nghiệp/công ty.

+ Có 2 yếu tố chính để đặt tên cho công ty đó là loại hình doanh nghiệp và tên riêng;

+ Tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài đều được chấp nhận, nhưng tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc.

- Bước 3: Chuẩn bị bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của những thành viên. Lưu ý: Bản sao công chứng của CMND hoặc Hộ chiếu chưa quá 3 tháng.

- Bước 4: Xác định địa chỉ, trụ sở của công ty, doanh nghiệp.

- Bước 5: Xác định vốn điều lệ để đưa ra kinh doanh để ghi vào Điều lệ công ty.

- Bước 6: Xác định ngành nghề kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh.

- Bước 7: Chỉ định người đại diện theo pháp luật của công ty.

Giai đoạn 2: Hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp

- Bước 1: Soạn thảo hồ sơ công ty, chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ hồ sơ tùy theo từng loại hình doanh nghiệp:

+ Đối với doanh nghiệp tư nhân, hồ sơ thành lập được quy định tại Điều 21 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;

+ Đối với công ty hợp danh, hồ sơ thành lập được quy định tại Điều 22 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;

+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần, hồ sơ thành lập được quy định tại Điều 23 Nghị định 01/2021/NĐ-CP;

+ Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn 1 thành viên, hồ sợ được quy định tại Điều 24 Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

- Bước 2: Nộp hồ sơ đến Phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Giai đoạn 3: Làm con dấu pháp nhân

- Bước 1: Cần có 1 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở khắc dấu để làm con dấu pháp nhân cho công ty.

- Bước 2: Lúc đến nhận con dấu, cần mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp bản gốc

Giai đoạn 4: Sau khi thành lập công ty, doanh nghiệp

- Bước 1: Đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế tại nơi đăng ký kinh doanh.

- Bước 2: Kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số.

- Bước 3: Bố cáo được yêu cầu theo Điều 28 Luật doanh nghiệp

- Bước 4: Nộp thuế môn bài.

- Bước 5: Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn.

- Bước 6: Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, cần chuẩn bị đầy đủ các điều kiện được đưa ra.

Trên đây là những thông tin về Quy trình thành lập công ty, doanh nghiệp mới nhất. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải