Đang gửi...

Những quy định về con dấu của doanh nghiệp mới nhất năm 2022

Lượt xem 251
Con dấu doanh nghiệp là dấu hiệu đặc biệt, không trùng lặp, nhằm phân biệt giữa doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác. Việc ban hành Luật Doanh nghiệp 2020 có nhiều thay đổi về con dấu doanh nghiệp đã giảm thiểu rất nhiều các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, doanh nghiệp tự do hơn trong việc quyết định con dấu của doanh nghiệp mình. Vì vậy việc nắm bắt những thông tin pháp lý mới nhất về những thay đổi trong việc khắc dấu, quản lý, sử dụng con dấu doanh nghiệp được rất nhiều doanh nghiệp quan tâm nhất là những doanh nghiệp mới. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn, Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Những quy định về con dấu của doanh nghiệp mới nhất năm 2022”. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Bất cứ một doanh nghiệp nào khi thành lập cũng bắt buộc phải có những con dấu riêng biệt. Chính vì thế việc hiểu rõ các quy định của Pháp luật liên quan đến con dấu là cực kì quan trọng. Bài viết dưới đây, Luật Doanh Trí sẽ cung cấp cho quý vị khán giả những thông tin bổ ích về vấn đề này.

I. Căn cứ pháp lý.

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Nghị định 47/2021/NĐ-CP hướng dẫn Luật Doanh nghiệp;

- Nghị định 99/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 quy định về quản lý và sử dụng con dấu.

II. Con dấu doanh nghiệp là gì?

                                            Con dấu doanh nghiệp là gì?

Con dấu là phương tiện đặc biệt do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký, quản lý, được sử dụng để đóng trên văn bản, giấy tờ của cơ quan, tổ chức, chức danh nhà nước. Con dấu là một yếu tố có tính pháp lý mang dấu hiệu nhận biết của doanh nghiệp. Chúng được cấp sau khi doanh nghiệp hoàn tất thủ tục thành lập công ty hoặc sau khi thực hiện thủ tục thay đổi con dấu doanh nghiệp.

Nghị định 99/2016/NĐ-CP về quản lý và sử dụng con dấu, có hiệu lực thi hành từ 01/7/2016 được ban hành thay thế Nghị định 58/2001/NĐ-CP. Theo đó, việc quản lý và sử dụng con dấu của doanh nghiệp được đăng ký, hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư mà không chịu sự điều chỉnh chung bởi Nghị định về quản lý con dấu như trước đây.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bị tách, công ty nhận sáp nhập mới nhất năm 2022

III. Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp.

            Số lượng, hình thức, nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp.

Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau:

- Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

- Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

- Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Trong đó, theo quy định tại Nghị định 130/2018/NĐ-CP thì chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

- Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;

- Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.

Theo quy định trên doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp. Không yêu cầu bắt buộc như luật cũ là: Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

- Tên doanh nghiệp,

- Mã số doanh nghiệp.

Do vậy doanh nghiệp có toàn quyền quyết định về loại dấu, hình thức, số lượng con dấu mà không phải có những nội dung bắt buộc như luật cũ.

Xem thêm: Thủ tục đăng ký hoạt động văn phòng đại diện của doanh nghiệp tại Hà Nội mới nhất năm 2022

IV. Quy định về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp.

                       Quy định về quản lý và sử dụng con dấu doanh nghiệp.

Khoản 2 Điều 44 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định, trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Tuy nhiên Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã bỏ quy định trên. Như vậy, hiện nay doanh nghiệp sẽ không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.

Đây được coi là một quy định mới, tiến bộ, phù hợp trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp.

Ngoài ra theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì việc quản lý và lưu giữ dấu doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.

Trên đây là ý kiến giải đáp về những quy định của pháp luật về con dấu của doanh nghiệp mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Xem thêm: Thông báo về việc sử dụng mẫu con dấu.

 

 

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải