Những điều nên biết khi thành lập công ty tại Bắc Ninh
Mục lục
Năm 2018 được đánh giá là năm bùng nổ của khởi nghiệp, bước sang năm 2019 đã có sự thay đổi lớn trong cách thức thực hiện các thủ tục thành lập công ty. Việc thành lập công ty được làm hoàn toàn qua mạng internet từ việc chuẩn bị hồ sơ, nộp hồ sơ, thông báo kết quả nhằm mục đích tiết kiệm chi phí và thuận tiện hơn cho các nhà khởi nghiệp. Tuy nhiên, muốn thành lập được công ty nhà khởi nghiệp cần phải lưu ý những gì. Hãy lắng nghe chia sẻ của các luật sư tại Luật Doanh Trí.
Những lưu ý khi thành lập doanh nghiệp tại Bắc Ninh
1. Kiểm tra tên doanh nghiệp đã tồn tại hay chưa?
Tên doanh nghiệp không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác đã đăng ký trên cùng địa bản tỉnh, thành phố. Đặt tên phải thỏa mãn các điều kiện được quy định trong điều 39, 40, 41, 42 Luật doanh nghiệp 2014
2. Trụ sở doanh nghiệp
Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc, giao dịch của doanh nghiệp; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định
3. Lựa chọn ngành nghề định kinh doanh
Tùy thuộc vào lĩnh vực kinh doanh mà chủ sở hữu lựa chọn nhưng phải là những ngành nghề pháp luật không cấm hoặc thỏa mãn điều kiện theo pháp luật của những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
4. Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Mỗi loại hình đều có những ưu, nhược điểm riêng, tùy thuộc vào phương án kinh doanh, các yêu cầu của chủ sở hữu để lựa chọn loại hình phù hợp
- Công ty TNHH 1 thành viên được thành lập bởi chủ sở hữu là một cá nhân hoặc một tổ chức
- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được thành lập bởi tối thiểu là 2 thành viên và tối đa là 50 thành viên.
- Công ty cổ phần được thành lập bởi tối thiểu 3 cổ đông sáng lập.
- Doanh nghiệp tư nhận được thành lập bởi một cá nhân
- Công ty hợp danh được thành lập bởi ít nhất là 2 thành viên hợp danh (có thể có thành viên góp vốn).
5. Các cá nhân, tổ chức không được thành lập công ty
Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam theo quy định của Luật doanh nghiệp, trừ trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức;
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam;
- Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các doanh nghiệp 100% vốn sở hữu nhà nước, trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
- Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Người đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Toà án cấm hành nghề kinh doanh;
- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản.
Tổ chức, cá nhân sau đây không được mua cổ phần của công ty cổ phần, góp vốn vào Công ty TNHH, công ty hợp danh theo quy định của thành lập doanh nghiệp:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức.
6. Vốn điều lệ cần thiết là bao nhiêu ? Thời gian góp vốn như thế nào?
- Vốn điều lệ là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty.
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu phải có theo quy định của pháp luật để thành lập doanh nghiệp
- Luật không quy định mức vốn điều lệ cho từng loại hình công ty, tuy nhiên các doanh nghiệp cần lưu ý một số quy định sau đây, để tìm hiểu về thời hạn góp vốn của các cổ đông/thành viên và quy định về tăng, giảm vốn điều lệ cho mỗi loại hình công ty.
Doanh nghiệp được tự đưa ra mức vốn điều lệ. Tuy nhiên, không nên đưa ra mức thực tế không có thật vì sẽ gây khó khăn cho việc thực hiện sổ sách kế toán, các khoản hạch toán, lãi vay…Nếu bị phát hiện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trước Pháp Luật.
7. Về thuế phải nộp sau khi công ty được thành lập
+ Thuế môn bài:
Mỗi năm nộp 1 lần tuỳ theo mức vốn điều lệ, đối với năm đầu tiên còn tuỳ thuộc vào thời điểm thành lập, nếu sau thời điểm 30/06 chỉ phải nộp 1/2 mức thuế theo biểu thuế của năm.
+ Thuế giá trị gia tăng: Kê khai báo cáo và nộp thuế giá trị gia tăng của tháng trước trước ngày 20 của tháng tiếp theo.
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp: Kê khai và nộp theo từng quý, cuối năm nộp quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm.
+ Thuế thu nhập cá nhân: Chủ doanh nghiệp và nhân viên phải nộp thuế thu nhập cá nhân theo quy định của luật Thuế thu nhập cá nhân.
+ Thuế xuất nhập khẩu: Nếu doanh nghiệp có hoạt động liên quan đến lĩnh vực xuất nhập khẩu.
Thuế xuất nhập khẩu được tính tùy thuộc vào các mặt hàng xuất nhập khẩu.
+ Thuế tiêu thụ đặc biệt:Nếu doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh liên quan đến những hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
Thuế tiêu thụ đặc biết được đánh vào những mặt hàng hoặc dịch vụ đặc biệt như thuốc lá, rượu, ô tô,...
8. Về bảo hiểm xã hội phải đóng
- Mức đóng BHXH hằng tháng đối với người sử dụng lao động (NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) được tính theo mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ, HĐLV
9. Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Tùy thuộc vào loại hình công ty sẽ có những yêu cầu về hồ sơ khác nhau. Nếu quý khách hàng đã lựa chọn được loại hình phù hợp với mình hãy liên lạc với Luật Doanh Trí theo Hotline: 0911.233.955 hoặc Email: [email protected]
Luật Doanh Trí sẽ giúp quý khách hàng chuẩn bị hồ sơ đầy đủ cũng như tư vấn thêm về vốn, tổ chức công ty,.. và giải đáp các thắc mắc khác
Luật Doanh Trí rất hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng quý khách!
Bài viết ngày được thực hiện bởi: kieulinh
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG MỚI NHẤT NĂM 2022
- THÀNH LẬP CÔNG TY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TẠI HÀ NỘI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TẠI QUẬN 7 MỚI NHẤT NĂM 2022
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh quần áo may mặc
- Cách thức thành lập công ty TNHH một thành viên kinh doanh đồ gia dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Lựa chọn loại hình công ty như thế nào cho phù hợp
- Thủ tục bổ sung thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty
- Thành lập công ty sản xuất gia công vàng trang sức
- Lý do nên lựa chọn thành lập công ty cổ phần
- Tăng giảm vốn điều lệ công ty như thế nào
- Thành lập công ty cổ phần kinh doanh thực phẩm
- Thông tin đáng lưu ý đối với công ty cổ phần