Đang gửi...

NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI CHƯA ĐƯỢC CÔNG BỐ THÔNG TIN TRÊN CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ

Lượt xem 1643
Trong lĩnh vực chăn nuôi thì khâu chọn thức ăn chăn nuôi là một vấn đề quan trọng liên quan đến chất lượng và năng suất. Trong đó, tỷ trọng thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu ngày càng tăng nhanh. Chủ yếu nhập khẩu phục vụ chế biến, phối trộn cho sản xuất trong nước hoặc gia công gia tăng chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, để nhập khẩu và kinh doanh nhóm sản phẩm này, doanh nghiệp cần nắm được thủ tục và quy định của cơ quan quản lý nhà nước. Nhận thấy nhu cầu đó, Luật Doanh Trí xin cung cấp bài viết sau nhằm giải đáp những vướng mắc của Quý khách hàng về thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử

Xem thêm: Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi

1. Cơ sở pháp lý

- Luật chăn nuôi 2018;

- Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT: hướng dẫn Nghị định về mua bán hàng hóa trong lĩnh vực nông lâm nghiệp và thủy sản; 

- Thông tư 21/2019/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Chăn nuôi về thức ăn chăn nuôi do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành;

- Nghị định 13/2020/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chăn nuôi;

- Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT (sửa đổi bằng Thông tư 50/2014) về quản lý thức ăn chăn nuôi.

Theo quy định tại khoản 25 Điều 2 Luật chăn nuôi 2018. Thức ăn chăn nuôi là sản phẩm, mà vật nuôi ăn, uống ở dạng tươi, sống hoặc đã qua chế biến bao gồm thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh, thức ăn đậm đặc, thức ăn bổ sung và thức ăn truyền thống.

2. Điều kiện nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử

Đơn vị nhập khẩu cần phải thực hiện xin giấy phép nhập khẩu thức ăn chăn nuôi và thực hiện công bố chất lượng thức ăn chăn nuôi khi nhập khẩu.

Các loại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải có tên trong doanh mục thức ăn chăn nuôi của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành và đảm bảo chịu trách nhiệm về chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu. Trong một số trường hợp đặc biệt doanh nghiệp muốn nhập khẩu nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi thì phải được bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đồng ý thông qua văn bản.

Loại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu phải có nhãn hàng hóa rõ ràng đúng quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa, đáp ứng đúng quy định về chất lượng sản phẩm, hàng hóa, đảm bảo môi trường.

Các doanh nghiệp kinh doanh phải có giấy đăng ký kinh doanh của nhà nước Các đại lý hoạt động buôn bán thức ăn chăn nuôi phải thực hiện đúng các thủ tục về kinh doanh đại lý trong luật thương mại.

3. Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử

Thủ tục nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử

Xem thêm: Thành lập công ty chứng khoán có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022

Bạn có thể tra cứu trên Cổng thông tin dịch vụ trực tuyến của Bộ NN&PTNT. Trên Menu, có phần "DMTACN NHẬP KHẨU", bạn chọn tiếp: Theo thông tư 26/2012, hoặc Sau thông tư 26/2012

Với những sản phẩm chưa được công bố thông tin trên cổng thôn tin điện tử, Luật Doanh Trí xin tư vấn thủ tục và hồ sơ như sau:

Nếu hàng bạn định nhập chưa nằm trong Danh mục quy định tại Thông tư 26/2012/TT-BNNPTNT hay danh mục bổ sung khác (nếu có), thì khi muốn nhập khẩu về để sản xuất hay tiêu thụ trong nước (không xuất khẩu) bạn phải làm 2 bước:

Bước 1: Làm thủ tục để có được công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi, thức ăn gia súc được phép lưu hành tại Việt Nam. Khi có được Công nhận rồi thì nhà nhập khẩu mới đủ điều kiện để lấy mẫu kiểm tra chất lượng (ở bước 2). Cơ quan nhận hồ sơ là Tổng cục Thủy sản (với thức ăn cho tôm cá) hoặc Cục Chăn nuôi (cho gia súc gia cầm). Chi tiết hồ sơ xin Công nhận được quy định tại Điều 6.2.c của Thông 66/2011/BNNPTNT.

Bước 2: Kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu

Khi đã có Công nhận chất lượng, và hàng về cảng, bạn phải mời cơ quan kiểm định đủ thẩm quyền (chẳng hạn: Quacert, Quatest...) lấy mẫu để kiểm tra. Đồng thời có thể sẽ phải làm kiểm dịch động vật, thực vật. Nếu hàng đạt yêu cầu thì mới được làm tiếp thủ tục thông quan, còn nếu không đạt thì phải tái xuất.

4. Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử

Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ

– Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại hội chợ, triển lãm (theo Mẫu số 07.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

– Văn bản chứng minh về việc tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.

  • Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi bao gồm:

– Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để nuôi thích nghi (theo Mẫu số 07.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

– Bản kê khai của cơ sở đăng ký về đối tượng, số lượng vật nuôi nuôi thích nghi, thời gian nuôi, địa điểm nuôi và mục đích nuôi.

Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu, khảo nghiệm 

– Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để phục vụ nghiên cứu hoặc khảo nghiệm (theo Mẫu số 07.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

– Đề cương nghiên cứu hoặc khảo nghiệm.

Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm

– Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm (theo Mẫu số 07.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử

Xem thêm: Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân năm 2022

– Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp trong nước với một bên là phòng thử nghiệm hoặc doanh nghiệp hoặc cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất khẩu, trong đó có cam kết mẫu sản phẩm nhập khẩu không dùng cho hoạt động thương mại.

Hồ sơ nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu 

– Đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu (theo Mẫu số 07.TĂCN Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi).

– Hợp đồng sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích xuất khẩu phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam về nhập khẩu hàng hóa để sản xuất, gia công nhằm mục đích xuất khẩu.

Trên đây là ý kiến giải đáp về Nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được công bố thông tin trên cổng thông tin điện tử. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Tô Anh Thư

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải