Đang gửi...

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân năm 2022

Lượt xem 409
Tranh chấp lao động cá nhân là một trong những tranh chấp khiến nhiều người cảm thấy rất bối rối không biết giải quyết sao cho hợp tình, hợp lý. Để giúp quý khách hàng nắm rõ được những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi đến quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân năm 2022”. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ, lợi ích phát sinh giữa các bên trong quá trình xác lập, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ lao động; tranh chấp giữa các tổ chức đại diện người lao động với nhau; tranh chấp phát sinh từ quan hệ có liên quan trực tiếp đến quan hệ lao động. Các loại tranh chấp lao động bao gồm: tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể. Trong phạm vi bài viết này Luật Doanh Trí sẽ cung cấp đến Quý khách hàng giải đáp các thông tin pháp lý về tranh chấp lao động cá nhân mới nhất.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân năm 2022

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân năm 2022

I. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Lao động 2019;

- Nghị định 145/2022/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

II. Khái niệm

Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa cá nhân người lao động hoặc một nhóm người lao động với người sử dụng lao động hoặc doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động hoặc quan hệ có liên quan đến quan hệ lao động.

III. Đặc điểm tranh chấp lao động cá nhân

Đặc điểm tranh chấp lao động cá nhânĐặc điểm tranh chấp lao động cá nhân

Tranh chấp lao động cá nhân cũng có những đặc điểm chung của tranh chấp lao động như: chủ thể của tranh chấp là các chủ thể của quan hệ lao động; nội dung của tranh chấp phải là những vấn đề trong quan hệ lao động hoặc liên quan đến quan hệ lao động.

Tuy nhiên, tranh chấp lao động cá nhân cũng có những đặc điểm riêng sau:

- Về mặt chủ thể: một bên chủ thể của tranh chấp lao động cá nhân là cá nhân người lao động hoặc là một nhóm người lao động.

- Về mặt nội dung tranh chấp lao động cá nhân phải liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của cá nhân người lao động, trong một số trường hợp là một nhóm người lao động về các vấn đề trong quan hệ lao động hoặc quan hệ có liên quan đến quan hệ lao động.

- Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa các bên có địa vị kinh tế pháp lý không ngang nhau và không tương xứng về lợi thế.

- Tranh chấp lao động cá nhân được phát sinh từ quan hệ lao động cá nhân hoặc quan hệ lao động có liên quan.

- Tổ chức đại diện người lao động tham gia với vai trò bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động.

IV. Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Các phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhânCác phương thức giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Giải quyết tranh chấp lao động có 04 phương thức, cụ thể:

- Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng phương thức thương lượng.

- Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng phương thức hòa giải.

- Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng phương thức trọng tài lao động.

- Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bằng phương thức xét xử (Tòa án).

Xem thêm: Các phương thức giải quyết tranh chấp thương mại

V. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhânThẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

- Hòa giải viên lao động

- Tòa án nhân dân

Xem thêm: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động

VI. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân mới nhất

- Tranh chấp lao động cá nhân phải được giải quyết thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

- Trừ các tranh chấp lao động sau đây không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải:

+ Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;

+ Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;

+ Về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế, về bảo hiểm thất nghiệp, về bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động;

+ Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, tổ chức đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

+ Giữa người lao động thuê lại với người sử dụng lao động thuê lại.

6.1. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hòa giải viên lao động

Bước 1: Gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động đến Hòa giải viên lao động

Bước 2:  Hòa giải viên lao động mở phiên họp hòa giải

-Tại phiên họp hòa giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể ủy quyền cho người khác tham gia phiên họp hòa giải.

- Hòa giải viên lao động có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ các bên thương lượng để giải quyết tranh chấp.

- Trường hợp các bên thỏa thuận được, hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

- Trường hợp các bên không thỏa thuận được, hòa giải viên lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét.

- Trường hợp các bên chấp nhận phương án hòa giải thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải thành. Biên bản hòa giải thành phải có chữ ký của các bên tranh chấp và hòa giải viên lao động.

-Trường hợp phương án hòa giải không được chấp nhận hoặc có bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì hòa giải viên lao động lập biên bản hòa giải không thành. Biên bản hòa giải không thành phải có chữ ký của bên tranh chấp có mặt và hòa giải viên lao động.

- Bản sao biên bản hòa giải thành hoặc hòa giải không thành phải được gửi cho các bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.

* Lưu ý:

- Trường hợp một trong các bên không thực hiện các thỏa thuận trong biên bản hòa giải thành thì bên kia có quyền yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án giải quyết.

- Trường hợp không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải hoặc trường hợp hết thời hạn hòa giải mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải hoặc trường hợp hòa giải không thành thì các bên tranh chấp có quyền lựa chọn một trong các phương thức sau để giải quyết tranh chấp:

+ Yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật Lao động ;

+ Yêu cầu Tòa án giải quyết.

6.2. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

Bước 1: Gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động đến Hội đồng trọng tài lao động

Bước 2: Thành lập ban trọng tài lao động

Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp

Bước 3: Giải quyết tranh chấp lao động

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Ban trọng tài lao động được thành lập, Ban trọng tài lao động phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp.

* Lưu ý:

- Khi yêu cầu Hội đồng trọng tài lao động giải quyết tranh chấp, các bên không được đồng thời yêu cầu Tòa án giải quyết, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 189 Bộ luật lao động 2019.

- Trường hợp hết thời hạn mà Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc không ra quyết định giải quyết tranh chấp thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

- Trường hợp một trong các bên không thi hành quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động thì các bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

6.3. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Tòa án

Bước 1: Nộp đơn khởi kiên đến Tòa án có thẩm quyền

Bước 2: Tòa án xem xét, thụ lý vụ án

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí

Bước 4: Tòa án tiến hành hòa giải

- Nếu hòa giải thành, Tòa án lập biên bản hòa giải thành và ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.

- Trường hợp hòa giải không thành, Tòa án lập biên bản hòa giải không thành và quyết định đưa vụ án ra xét xử.

Bước 5: Mở phiên xét xử giải quyết tranh chấp lao động và ra bản án.

Trên đây là những thông tin về “Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân năm 2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải