Đang gửi...

Kiểm tra thực tế hàng hoá là gì? Những trường hợp phải kiểm tra, miễn kiểm tra hàng hoá

Lượt xem 3974
Việt Nam đang trong quá trình đẩy mạnh tiến trình mở cửa - hội nhập với thế giới, mở rộng quy mô hợp tác với các nước trên khắp năm châu, điều này đồng nghĩa với việc nhu cầu xuất, nhập khẩu hàng hóa với nước ngoài tại Việt Nam cũng ngày càng phát triển. Bên cạnh những hàng hóa xuất, nhập khẩu được miễn kiểm tra thì những hàng hóa không thuộc diện này phải được kiểm tra thực tế nhằm quản lý những rủi ro không đáng có. Để hiểu rõ hơn về những thủ tục này, Luật Doanh Trí xin cung cấp tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết dưới đây. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Trong quá trình vận chuyển hàng hoá qua biên giới, chắc hẳn Quý khách ít nhiều bắt gặp thuật ngữ “kiểm tra thực tế hàng hoá”. Đây là một trong những thủ tục bắt buộc khi đơn vị kinh doanh thực hiện thủ tục hải quan nhằm mục đích đảm bảo trật tự, an ninh và kinh tế của Quốc gia. Vậy, kiểm tra thực tế hàng hoá bao gồm những vấn đề gì. Bài viết sau đây của Luật Doanh Trí sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho Quý khách.

Kiểm tra thực tế hàng hóa là gì? Những trường hợp nào phải kiểm tra/ miễn kiểm tra hàng hóa?

Xem thêm:  Quy trình huỷ tờ khai hải quan theo quy định pháp luật

1. Cơ sở pháp lý

- Luật hải quan 2014;

- Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩi, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu;

- Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan.

2. Kiểm tra thực tế hàng hoá là gì?

Sau khi doanh nghiệp nộp tờ khai hải quan, cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu những nội dung liên quan đến hàng hoá mà doanh nghiệp đã khai có đúng với thực tế hay không. Hoạt động kiểm tra như vậy được gọi là kiểm tra thực tế hàng hoá. Các hàng hóa không thuộc diện được miễn kiểm tra thì việc kiểm tra thực tế được thực hiện trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro.

Đối với hàng hóa là động vật, thực vật sống, khó bảo quản, hàng hóa đặc biệt khác được ưu tiên kiểm tra trước.

Việc kiểm tra thực tế hàng hóa do công chức hải quan thực hiện trực tiếp hoặc bằng máy móc, thiết bị kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác. Ngoài ra, việc kiểm tra thực tế hàng hóa phải có mặt của người khai hải quan hoặc người đại diện hợp pháp của họ sau khi đăng ký tờ khai hải quan và hàng hóa đã được đưa đến địa điểm kiểm tra.

Trong trường hợp việc kiểm tra thực tế hàng hóa tại địa điểm kiểm tra chung với nước láng giềng thì sễ được thực hiện theo thỏa thuận giữa các bên.

Kiểm tra thực tế hàng hóa là gì?

3. Các loại hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế

Hàng hoá thuộc một trong các trường hợp sau đây thì sẽ được miễn kiểm tra thực tế:

a) Hàng hóa phục vụ yêu cầu khẩn cấp;

b) Hàng hóa chuyên dùng phục vụ quốc phòng, an ninh;

c) Hàng hóa thuộc trường hợp đặc biệt khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Những hàng hóa tuy đã thuộc diện được miễn kiểm tra nhưng trong trường hợp cơ quan hải quan phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì vẫn phải được kiểm tra thực tế.

Các loại hàng hóa thuộc diện miễn kiểm tra thực tế

Xem thêm:  Thủ tục nhập khẩu xe ô tô đã sử dụng dành cho người Việt Nam hồi hương.

4. Các hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa

a) Công chức hải quan kiểm tra trực tiếp;

b) Kiểm tra bằng các phương tiện kỹ thuật, các biện pháp nghiệp vụ khác;

c) Kiểm tra thông qua kết quả phân tích, giám định hàng hóa.

Trong quá trình kiểm tra thực tế hàng hóa nếu cần thiết phải thay đổi hình thức kiểm tra hàng hóa thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi kiểm tra thực tế hàng hóa quyết định. Kết quả kiểm tra thực tế bằng máy soi, thiết bị soi chiếu kết hợp với cân điện tử và các thiết bị kỹ thuật khác là cơ sở để cơ quan hải quan ra quyết định việc thông quan hàng hóa.

Trường hợp bằng các máy móc, thiết bị kỹ thuật hiện có tại Chi cục Hải quan, địa điểm kiểm tra hải quan, công chức hải quan kiểm tra thực tế hàng hóa không đủ cơ sở để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan về tên hàng, mã số, chủng loại, chất lượng, khối lượng, trọng lượng thì yêu cầu các tổ chức chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan hải quan thực hiện việc phân tích phân loại hoặc giám định để xác định các nội dung trên.

Trường hợp cơ quan hải quan không đủ điều kiện để xác định tính chính xác đối với nội dung khai của người khai hải quan thì cơ quan hải quan trưng cầu giám định của tổ chức giám định theo quy định của pháp luật và căn cứ kết quả giám định để quyết định việc thông quan hàng hóa.

5. Xử lý kết quả kiểm tra hải quan

Xử lý kết quả kiểm tra hải quan

Trường hợp người khai hải quan nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan về tên hàng, mã số, xuất xứ, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan của hàng hóa thì thực hiện việc khai bổ sung các nội dung theo yêu cầu của cơ quan hải quan và xử lý theo quy định pháp luật về thuế, pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hoặc quy định của pháp luật liên quan.

Trường hợp không nhất trí với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan về tên hàng, mã số, xuất xứ, trọng lượng, chủng loại, chất lượng, trị giá hải quan thì người khai hải quan thực hiện khiếu nại hoặc được lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định để thực hiện việc giám định hàng hóa theo quy định của pháp luật. Trường hợp người khai hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định, cơ quan hải quan căn cứ kết luận của cơ quan, tổ chức giám định để quyết định việc thông quan.

Trường hợp cơ quan hải quan không nhất trí với kết quả giám định do người khai hải quan cung cấp, cơ quan hải quan lựa chọn cơ quan, tổ chức giám định và căn cứ vào kết quả giám định này để quyết định việc thông quan. Nếu người khai hải quan không đồng ý với kết luận kiểm tra của cơ quan hải quan thì thực hiện khiếu nại hoặc khởi kiện theo quy định của pháp luật.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về vấn đề kiểm tra thực tế hàng hóa và các trường hợp phải kiểm tra hoặc miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected]

Xem thêm:  Các điều kiện sử dụng được cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa trong INCOTERMS 2020

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải