Đang gửi...

HỒ SƠ, THỦ TỤC VÀ CÁCH ĐĂNG KÝ THÀNH LẬP CÔNG TY MỚI NHẤT

Lượt xem 442
Những năm vừa qua tình hình phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết với minh chứng số lượng doanh nghiệp đăng ký mới năm 2020 lên đến 134.900 trên toàn quốc. Những ngành kinh tế lâu năm phát triển rộng, xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới đã không làm thị trường doanh nghiệp bão hòa mà là một cơ hội phát triển hơn, cạnh tranh hơn. Chính vì vậy, thành lập doanh nghiệp chắc chắn vẫn là xu hướng trong năm 2021. Sau đây, Luật Doanh trí xin gửi tới bạn bài viết về Hồ sơ, thủ tục và cách đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp.

Mục lục

Những năm vừa qua tình hình phát triển doanh nghiệp ở Việt Nam sôi động hơn bao giờ hết với minh chứng số lượng doanh nghiệp đăng ký mới năm 2020 lên đến 134.900 trên toàn quốc.  Những ngành kinh tế lâu năm phát triển rộng, xuất hiện nhiều ngành kinh tế mới đã không làm thị trường doanh nghiệp bão hòa mà là một cơ hội phát triển hơn, cạnh tranh hơn. Chính vì vậy, thành lập doanh nghiệp chắc chắn vẫn là xu hướng trong năm 2021. Sau đây, Luật Doanh Trí xin gửi tới bạn bài viết về Hồ sơ, thủ tục và cách đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Doanh nghiệp năm 2020;

- Nghị định số 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp

- Thông tư số: 02/2018/TT-BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

II. Hồ sơ thành lập công ty

Thành lập công ty TNHH, thành lập công ty cổ phần hay bất cứ loại hình doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện theo 2 cách: nộp hồ sơ trực tiếp và qua mạng. 

Hồ sơ đăng ký thành lập công ty bao gồm:

-  Điều lệ công ty;

-  Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;

-  Danh sách cổ đông sáng lập (đối với công ty cổ phần);

-  Danh sách thành viên (đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên);

-  Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);

-  Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng).

III. Thủ tục, quy trình đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp năm 2021

1. Điều kiện thành lập công ty, doanh nghiệp

Để có thể đăng ký thành lập công ty, doanh nghiệp, bạn cần đảm bảo thực hiện đúng các vấn đề sau:

- Xác định loại hình công ty, doanh nghiệp

Hiện nay, có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam: Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

- Đặt tên công ty

+ Tên công ty gồm 2 thành tố: loại hình doanh nghiệp và tên riêng.

+ Tên công ty có thể bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài, nhưng không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên của công ty khác đã đăng ký trước đó trong phạm vi toàn quốc. Tuy doanh nghiệp không nhất thiết phải đặt tên theo ngành nghề, nhưng để không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh cũng như định hình thương hiệu sau này, doanh nghiệp nên chọn lựa tên phù hợp với ngành nghề đăng ký.

Ví dụ: Công ty cổ phần Thiết kế Xây dựng An Phúc.

+ Theo Nghị định 01/2021, quyết định của Phòng Đăng ký kinh doanh về tên doanh nghiệp là quyết định cuối cùng.

- Địa chỉ trụ sở công ty

+ Một địa chỉ có thể đăng ký nhiều công ty.

Ví dụ: Có thể có 100 công ty lấy địa chỉ trong giấy phép là: số 147 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

+ Địa chỉ công ty nếu là chung cư/căn hộ thì phải có giấy tờ chứng minh chung cư/căn hộ đó có phần diện tích dùng làm khu văn phòng, phải có hợp đồng thuê văn phòng bạn ký trực tiếp với chủ đầu tư… rất phức tạp và mất thời gian.

- Ngành nghề kinh doanh

Để thực hiện hồ sơ đăng ký thành lập, bạn cần xác định mã ngành kinh doanh cũng như các ngành nghề mà doanh nghiệp có thể hoạt động trong tương lai (tránh việc phải làm thủ tục bổ sung ngành nghề sau này, vừa mất thời gian, chi phí lại ảnh hưởng tiến độ kinh doanh). 

- Vốn điều lệ công ty

Dù không có quy định về số vốn điều lệ tối thiểu và doanh nghiệp cũng không cần chứng minh vốn điều lệ dưới bất cứ hình thức nào, nhưng vốn điều lệ là cơ sở để doanh nghiệp xác định lệ phí môn bài và cam kết nghĩa vụ trách nhiệm tài chính với đối tác, khách hàng… Do vậy, vốn điều lệ càng cao càng chứng minh năng lực tài chính của doanh nghiệp và tạo lòng tin với đối tác, khách hàng. 

Tùy vào ngành nghề kinh doanh mà vốn pháp định sẽ được yêu cầu cụ thể. 

Ví dụ: Thành lập công ty đầu tư chứng khoán phải có vốn tối thiểu 50 tỷ đồng.

- Người đại diện theo pháp luật

Là người điều hành, quản lý trực tiếp mọi hoạt động kinh doanh, đại diện cho doanh nghiệp ký kết giấy tờ, thủ tục với cơ quan nhà nước, cá nhân hay tổ chức khác. 

Chức danh của người đại diện theo pháp luật là giám đốc/tổng giám đốc/chủ tịch hội đồng thành viên/chủ tịch hội đồng quản trị.

2. Cơ quan tiếp nhận hồ sơ thành lập công ty, doanh nghiệp

Tuy hồ sơ thành lập doanh nghiệp có thể nộp qua mạng tại Cổng thông tin quốc gia và nộp trực tiếp tại Sở KH&ĐT, nhưng hầu hết các tỉnh, thành lớn như Hà Nội, TP. HCM, Bình Dương… chỉ áp dụng hình thức nộp hồ sơ qua mạng. Do vậy, để tránh mất thời gian, bạn nên xác nhận hình thức nộp hồ sơ với cơ quan đăng ký kinh doanh tỉnh, thành nơi doanh nghiệp thành lập trước khi thực hiện. 

3. Trình tự, thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp

Bước 1: Tạo tài khoản và đăng nhập tại Cổng thông tin quốc gia;

Bước 2: Tạo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp;

Bước 3: Nhập thông tin vào hệ thống đăng ký kinh doanh;

Bước 4: Scan và tải tài liệu đính kèm;

Bước 5: Ký xác thực và nộp hồ sơ.

Lưu ý:

Nếu nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ phải được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh.

Nếu nộp hồ sơ bằng chữ ký số (token), người ký xác thực hồ sơ phải được gán chữ ký số vào tài khoản.

4. Thời gian giải quyết thủ tục thành lập công ty, doanh nghiệp

Trong vòng 3 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ gửi thông báo phản hồi qua email đăng ký thủ tục thành lập doanh nghiệp.

- Nếu hồ sơ hợp lệ, bạn chỉ cần in giấy biên nhận (không cần nộp bộ hồ sơ gốc) và nhận kết quả trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh của Sở KH&ĐT.

- Nếu hồ sơ chưa hợp lệ, bạn sẽ phải chỉnh sửa, bổ sung theo thông báo phản hồi của Sở KH&ĐT và tiến hành nộp lại theo 5 bước như trên. 

Lưu ý: 

Tùy vào từng ngành nghề kinh doanh mà Hà Nội và TP. HCM sẽ có quy định xử lý hồ sơ khác nhau. Do vậy, hồ sơ hợp lệ tại Hà Nội có thể sẽ không hợp lệ tại TP. HCM và ngược lại.

Trên đây là những thông tin về Hồ sơ, thủ tục và cách đăng ký công ty, doanh nghiệp. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải