Đang gửi...

ĐỊNH GIÁ LÀ GÌ? HÀNH VI BỊ CẤM TRONG ĐỊNH GIÁ

Lượt xem 739
Trong thời kì kinh tế thị trường phát ngày càng phát triển, hoạt động định giá ngày càng được xem trong, đặc biết là các ngành liên quan đến tài chính, doanh nghiệp. Hoạt động định giá đã được pháp luật ghi nhận đầy đủ. Qua bài viết này, Luật Doanh Trí sẽ giúp quý khách hàng tìm hiểu về hoạt động này cũng như các hành vi định giá bị pháp luật cấm.

Mục lục

Trong thời kì kinh tế thị trường phát ngày càng phát triển, hoạt động định giá ngày càng được xem trong, đặc biết là các ngành liên quan đến tài chính, doanh nghiệp. Hoạt động định giá đã được pháp luật ghi nhận đầy đủ. Qua bài viết này, Luật Doanh Trí sẽ giúp quý khách hàng tìm hiểu về hoạt động này cũng như các hành vi định giá bị pháp luật cấm.

I. Cơ sở pháp lý

- Luật giá 2012.

II. Khái niệm định giá

Theo khoản 5 Điều 4 Luật giá 2012 thì định giá được quy định như sau:

“Định giá là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh quy định giá cho hàng hóa, dịch vụ.”

Theo quy định này, không phải các loại hàng hóa trên thị trường có cùng 1 giá cả một cách ngẫu nhiên mà là việc định giá phải do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định hoặc các tổ chức, cá nhân sản xuất ra mặt hàng đó.

Định giá tài sản là việc tư vấn, định các mức giá cụ thể cho từng loại tài sản làm căn cứ cho các hoạt động giao dịch mua, bán tài sản, hàng hóa, dịch vụ đó trên thị trường. Đối với các loại tài sản, hàng hóa, dịch vụ do nhà nước định giá (các cơ quan có thẩm quyền quy định) thì các mức giá cụ thể của từng loại tài sản, hàng hóa mang tính bắt buộc mọi đối tượng tham gia hoạt động giao dịch, mua bán phải thực hiện. Đối với các tài sản, hàng hóa, dịch vụ không thuộc danh mục Nhà nước định giá thì do các tổ chức, cá nhân tự định giá theo quy luật thị trường làm cơ sở cho các hoạt động giao dịch mua bán, trao đổi.                 

II. Nguyên tắc định giá

Nguyên tắc định giá được quy định đầy đủ tại Điều 5 Luật Định giá 2012

Nhà nước thực hiện quản lý giá theo cơ chế thị trường; tôn trọng quyền tự định giá, cạnh tranh về giá của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Nhà nước thực hiện điều tiết giá theo quy định của Luật này để bình ổn giá; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, người tiêu dùng và lợi ích của Nhà nước.

Nhà nước có chính sách về giá nhằm hỗ trợ khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, khu vực có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

Nhà nước quy định nguyên tắc, phương pháp xác định giá đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá phù hợp với nguyên tắc của nền kinh tế thị trường.

III. Những hành vi bị cấm trong việc định giá

Đối với cơ quan, cán bộ, công chức thuộc cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước liên quan trong lĩnh vực định giá:

Tại khoản 1 Điều 10 Luật giá 2012 quy định: Cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực giá và các cán bộ, công chức làm việc trong cơ quan không được phép thực hiện các hành vi bị cấm dưới đây:

- Can thiệp không đúng chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật vào quyền, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực giá;

- Ban hành văn bản không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục;

- Tiết lộ, sử dụng thông tin do tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cung cấp không đúng quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ để vụ lợi.

Đối với tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thương mại:

Tại khoản 2 Điều 10 Luật giá 2012 quy định: Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh không được phép thực hiện các hành vi bị cấm sau:

- Bịa đặt, loan tin, đưa tin không đúng sự thật về tình hình thị trường, giá hàng hóa, dịch vụ;

- Gian lận về giá bằng cách cố ý thay đổi các nội dung đã cam kết mà không thông báo trước với khách hàng về thời gian, địa điểm, điều kiện mua, bán, chất lượng hàng hóa, dịch vụ tại thời điểm giao hàng, cung ứng dịch vụ;

- Lợi dụng khủng hoảng kinh tế, thiên tai, địch họa, hỏa hoạn, dịch bệnh và điều kiện bất thường khác; lợi dụng chính sách của Nhà nước để định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý;

- Các hành vi chuyển giá, thông đồng về giá dưới mọi hình thức để trục lợi.

Đối với doanh nghiệp trong lĩnh vực thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá:

Tại khoản 3 Điều 10 Luật giá 2012 quy định: Các doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá không được phép tiến hành các hành vi bị cấm dưới đây:

- Tranh giành khách hàng dưới hình thức ngăn cản, đe dọa, lôi kéo, mua chuộc, thông đồng với khách hàng và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác; thông tin không chính xác về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá;

- Thông đồng với khách hàng thẩm định giá, người có liên quan khi thực hiện thẩm định giá làm sai lệch kết quả thẩm định giá;

 - Nhận hoặc yêu cầu bất kỳ một khoản tiền hoặc lợi ích khác từ khách hàng thẩm định giá ngoài mức giá dịch vụ đã được thỏa thuận trong hợp đồng;

- Giả mạo, cho thuê, cho mượn; sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá trái với quy định của pháp luật về giá;

- Tiết lộ thông tin về hồ sơ, khách hàng thẩm định giá và tài sản được thẩm định giá, trừ trường hợp được khách hàng thẩm định giá đồng ý hoặc pháp luật cho phép;

Gây trở ngại hoặc can thiệp vào công việc điều hành của tổ chức, cá nhân có nhu cầu thẩm định giá khi họ thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

Đối với thẩm định viên về giá hành nghề thẩm định:

Tại khoản 4 Điều 10 Luật giá 2012 quy định: Thẩm định viên về giá hành nghề không những không được thực hiện các hành vi vi phạm bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá như đối với doanh nghiệp thẩm định giá, chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá mà còn không được phép thực hiện các hành vi sau:

- Hành nghề thẩm định giá với tư cách cá nhân;

- Đăng ký hành nghề thẩm định giá trong cùng một thời gian cho từ hai doanh nghiệp thẩm định giá trở lên;

- Thực hiện thẩm định giá cho đơn vị được thẩm định giá mà thẩm định viên về giá có quan hệ về góp vốn, mua cổ phần, trái phiếu hoặc có bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột là thành viên trong ban lãnh đạo hoặc kế toán trưởng của đơn vị được thẩm định giá.

Đối với tổ chức, cá nhân có tài sản được thẩm định; tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sử dụng kết quả định giá:

Tại khoản 5 Điều 10 Luật giá 2012 quy định: Tổ chức, cá nhân có tài sản được thẩm định giá và tổ chức, cá nhân liên quan đến việc sử dụng kết quả thẩm định giá không được phép thực hiện các hành vi vi phạm sau:

- Chọn tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện hành nghề thẩm định giá để ký hợp đồng thẩm định giá;

- Cung cấp không chính xác, không trung thực, không đầy đủ, không kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến tài sản cần thẩm định giá;

- Mua chuộc, hối lộ, thông đồng với thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá để làm sai lệch kết quả thẩm định giá.

Trên đây là những thông tin về “Định giá là gì? Những hành vi bị cấm trong định giá." Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: (+84) 911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải