Đang gửi...

ĐIỀU KIỆN YÊU CẦU ĐỐI VỚI VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM BẰNG PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ

Lượt xem 2097
Vận chuyển hàng hóa hiện nay rất phát triển trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hội nhập ngày càng sâu rộng. Nhiều đơn vị, công ty chuyển phát nhanh, vận chuyển hàng hóa hiện đại đã ra đời, góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ và mang lại vị thế mới cho ngành vận chuyển. Cùng với các mặt hàng thường thấy được vận chuyển với nhiều mục đích như tiêu dùng trong nước hay xuất khẩu thì gần đây vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cũng được quan tâm. Trong bài viết dưới đây của Luật Doanh Trí chúng ta cùng tìm hiểu về những điều cần biết khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm cụ thể là bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nhằm giúp khách hàng có thể chủ động lựa chọn được hình thức cũng như các công ty vận tải phù hợp nhất. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Điều kiện yêu cầu đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ

Xem thêm: Quy định của pháp luật về uỷ quyền trong doanh nghiệp mới nhất năm 2022

1. Căn cứ pháp lý

- Thông tư 09/2016/TT-BKHCN quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là các chất oxy hóa, các hợp chất ô xít hữu cơ (thuộc loại 5) và các chất ăn mòn (thuộc loại 8) bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa

- Nghị định số 42/2020/NĐ – CP của Chính Phủ quy định danh mục hàng hóa nguy hiểm, vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa

2. Những khái quát chung về vận chuyển hàng hóa nguy hiểm

Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm là một quy trình đòi hỏi người tham gia quá trình vận chuyển phải tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện khi tiến hành vận chuyển. Do mức độ gây nguy hiểm cho con người và môi trường cao hơn nhiều lần những hàng hóa thông thường. Nên không có sự kiểm soát nghiêm ngặt thì một sai sót nhỏ cũng để lại hậu quả vô cùng lớn. Và việc khắc phục hậu quả cũng không phải dễ dàng, mất nhiều thời gian và chi phí.

Căn cứ quy định tại Điều 3 – Thông tư 09/2016/TT-BKHCN: Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm là giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm

3. Yêu cầu đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện cơ giới đường bộ

Yêu cầu đối với người tham gia vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

- Người điều khiển phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và được cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn theo quy định

- Người thủ kho, người áp tải, người xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải được tập huấn và cấp Giấy chứng nhận đã hoàn thành chương trình tập huấn về loại hàng hoá nguy hiểm do mình áp tải, xếp, dỡ hoặc lưu kho bãi theo quy định.

Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

Yêu cầu đối với phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm

Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Hà Nội mới nhất năm 2022

- Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.

- Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên và phía sau của phương tiện.

- Phương tiện vận tải hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hoá nguy hiểm. Việc làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện được thực hiện theo quy trình và ở nơi quy định.

- Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển và lưu kho, bãi phải tuân thủ đúng chỉ dẫn về bảo quản, xếp, dỡ, vận chuyển của từng loại hàng hoá nguy hiểm hoặc trong thông báo của người thuê vận tải.

  • Việc xếp, dỡ hàng hoá nguy hiểm phải do người thủ kho, người thuê vận tải hoặc người áp tải trực tiếp hướng dẫn và giám sát. Không xếp chung các loại hàng hóa có thể tác động lẫn nhau làm tăng mức độ nguy hiểm trong cùng một phương tiện. Đối với loại, nhóm hàng hóa nguy hiểm quy định phải xếp, dỡ, lưu giữ ở nơi riêng biệt thì việc xếp, dỡ phải thực hiện tại khu vực kho, bến bãi riêng biệt
  • Trường hợp vận chuyển hàng hoá nguy hiểm không quy định phải có người áp tải thì người vận tải phải thực hiện xếp, dỡ hàng hóa theo chỉ dẫn của người thuê vận tải.
  • Sau khi đưa hết hàng hóa nguy hiểm ra khỏi kho, bãi thì nơi lưu giữ hàng hóa nguy hiểm phải được làm sạch để không ảnh hưởng tới hàng hóa khác theo đúng quy trình quy định.

4. Trình tự thực hiện cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện cơ giới đường bộ

Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiếp nhận hồ sơ trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ hoặc hồ sơ đầy đủ nhưng nội dung chưa hợp lệ. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc bằng văn bản đề nghị bổ sung.

Sau 30 (ba mươi) ngày tổ chức, cá nhân không bổ sung hồ sơ, không nhận được văn bản giải trình lý do không bổ sung. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có văn bản thông báo từ chối cấp Giấy phép. Sau khi bị từ chối nếu vẫn có nhu cầu vận chuyển hàng nguy hiểm, tổ chức, cá nhân lập 01 (một) bộ hồ sơ mới.

- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

- Trường hợp hồ sơ đề nghị vận chuyển hàng nguy hiểm có số lượng lớn hơn mức quy định tại cột 7 Phụ lục 1 về ngưỡng khối lượng cần xây dựng phương án ứng cứu khẩn cấp. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng cần tổ chức thẩm định thực tế tại trụ sở hoặc kho, bãi tập kết hàng của tổ chức, cá nhân và phải thông báo bằng thư điện tử (email) hoặc văn bản cho tổ chức, cá nhân biết. Trong thời hạn không quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày thông báo cho tổ chức, cá nhân, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phải tổ chức thực hiện thẩm định thực tế.

Việc thẩm định thực tế được sử dụng chuyên gia và thành lập Tổ thẩm định để thực hiện. Tổ thẩm định do Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra quyết định thành lập;

– Sau khi kết thúc thẩm định thực tế. Tổ thẩm định phải lập Biên bản thẩm định thực tế. Phải kết luận rõ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phù hợp hoặc không phù hợp. Kiến nghị cấp hoặc không cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân. Hoặc nêu rõ các nội dung yêu cầu tổ chức, cá nhân phải khắc phục (nếu hồ sơ có Điểm chưa phù hợp).

Trường hợp hành động khắc phục:

– Trường hợp tổ chức, cá nhân không phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản thẩm định thực tế, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân.

– Trường hợp tổ chức, cá nhân phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì thời hạn khắc phục tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày có Biên bản thẩm định thực tế.

Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc nếu nhận được báo cáo bằng văn bản của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm với nội dung đã hoàn thành hành động khắc phục. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tổ chức thẩm định bổ sung kết quả hành động khắc phục.

Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày có kết quả thẩm định bổ sung. Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp hoặc từ chối cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm. Trường hợp từ chối thì văn bản từ chối phải nêu rõ lý do.

 

Trình tự thực hiện cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm bằng phương tiện cơ giới đường bộ

Xem thêm: Vì sao nên thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn?

Trên đây là ý kiến giải đáp về điều kiện yêu cầu đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Tô Anh Thư

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải