Đang gửi...

ĐIỀU KIỆN ĐỂ CÔNG TY NƯỚC NGOÀI KHỞI KIỆN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA TẠI VIỆT NAM MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 243
Trong quá trình hoạt động kinh doanh mua bán hàng hóa, những sự cố chủ quan và khách quan là những điều không tránh khỏi, từ đó dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Công ty nước ngoài khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam diễn ra phổ biến do việc một hoặc nhiều bên trong quan hệ hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các thỏa thuận và cam kết được ghi nhận tại hợp đồng. Vì vậy, Luật Doanh Trí xin gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Điều kiện để công ty nước ngoài khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại việt nam mới nhất năm 2022”. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Điều kiện để công ty nước ngoài khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại Việt Nam mới nhất năm 2022

Xem thêm: Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp theo quy định pháp luật

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Thương mại 2005;

- Luật Tố tụng dân sự 2015;

- Luật Trọng tài thương mại 2010;

- Công ước của liên hợp quốc về mua bán hàng hóa quốc tế (Công ước Viên 1980);

2. Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hoá

Hợp đồng mua bán hàng hóa ngoài nước là loại hợp đồng nhằm chỉ quan hệ mua bán mà một trong các bên là thương nhân nước ngoài, hoặc việc xác lập, thực hiện hợp đồng diễn ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Đối với hợp đồng mua bán hàng hóa thì các tranh chấp phát sinh chủ yếu liên quan đến việc:

+ Bên bán chậm giao hàng,

+ Bên mua chậm nghĩa vụ thanh toán, hoặc

+ Giao hàng không đúng chất lượng, chủng loại như đã cam kết trong hợp đồng.

+ Các loại tranh chấp khác.

- Tranh chấp có yếu tố nước ngoài là tranh chấp phát sinh trong quan hệ thương mại, quan hệ pháp luật khác có yếu tố nước ngoài được quy định tại Bộ luật dân sự.

- Căn cứ Điều 469 BLTTDS năm 2015 Tòa án Việt Nam có thẩm quyền chung giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài sau:

+ Bị đơn là cá nhân cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

+ Bị đơn là cơ quan, tổ chức có trụ sở tại Việt Nam hoặc bị đơn là cơ quan, tổ chức có chi nhánh, văn phòng đại diện tại Việt Nam đối với các vụ việc liên quan đến -hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện của cơ quan, tổ chức đó tại Việt Nam;

+ Bị đơn có tài sản trên lãnh thổ Việt Nam;

+ Vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam;

+ Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở Việt Nam, đối tượng của quan hệ đó là tài sản trên lãnh thổ Việt Nam hoặc công việc được thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam;

+ Vụ việc về quan hệ dân sự mà việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc có trụ sở, nơi cư trú tại Việt Nam.

Khái quát chung về hợp đồng mua bán hàng hoá

Xem thêm: Những điều kiện để trở thành giám đốc chi nhánh mới nhất năm 2022

3. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Theo quy định tại (Điều 317 Luật Thương mại 2005) thì có các phương thức giải quyết tranh chấp sau:

Thương lượng giữa các bên:

Các bên tự thương lượng với nhau. Là phương pháp được phần lớn các thương nhân ưu tiên áp dụng bởi có thể tiết kiệm được thời gian, công sức và kinh phí, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ thương mại.

Hoà giải:

Hòa giải thương mại được lựa chọn khi các bên thỏa thuận ghi trong hợp đồng hoặc theo hình thức thỏa thuận riêng bằng văn bản.

Giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án:

(i) Giải quyết tại trọng tài:

Giải quyết tại trọng tài thương mại là đặc điểm điển hình trong lĩnh vực thương mại bởi do tính linh hoạt, tạo quyền chủ động giữa các bên, nhanh chóng, tiết kiệm được thời gian và đảm bảo bí mật. Điều kiện để được giải quyết tại trọng tài là:

Thứ nhất, các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng trọng tài.

Thứ hai, thỏa thuận không được vô hiệu: tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của Trọng tài; người thỏa thuận không có thẩm quyền, năng lực hành vi dân sự; hình thức xác lập của thỏa thuận không phù hợp với quy định, vi phạm điều cấm của Luật.

(ii) Giải quyết tranh chấp tại Tòa án nhân dân:

Tranh chấp mua bán hàng hóa quốc tế có thể được giải quyết tại TAND trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, trường hợp hai bên không thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài hoặc thỏa thuận vô hiệu thì TAND có thẩm quyền giải quyết.

Thứ hai, các bên thỏa thuận giải quyết bằng trọng tài nhưng cơ quan trọng tài đó đã chấm dứt hoạt động, trọng tài viên từ chối giải quyết vụ việc mà không lựa chọn người thay thế.

Thứ ba, quy tắc tố tụng được các bên lựa chọn khác với quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài được lựa chọn và trung tâm không cho phép áp dụng quy tắc của trung tâm khác.

Thứ tư, người tiêu dùng không đồng ý lựa chọn trọng tài.

Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa

Xem thêm: Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp theo quy định của pháp luật

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về vấn đề điều kiện để công ty nước ngoài khởi kiện tranh chấp hợp đồng mua bán hàng hóa tại việt nam mới nhất năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Tô Anh Thư

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải