Đang gửi...

MỐI QUAN HỆ GIỮA CHI NHÁNH VÀ DOANH NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT

Lượt xem 1102
Pháp luật nước ta quy định như thế nào về Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật Việt Nam về Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam mới nhất năm 2022. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Chi nhánh là đơn vị chức năng hoạt động giải trí kinh doanh thương mại tại địa phận riêng nhưng lại chịu sự quản trị của doanh nghiệp. Sau một thời gian hoạt động, khi công ty đã ổn định và phát triển, các công ty thường có xu hướng mở rộng ngành nghề kinh doanh, tăng vốn điều lệ hoặc mở thêm chi nhánh công ty để mở rộng sự hiện diện của mình trên thị trường. Vậy trong phạm vi bài viết “Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam mới nhất năm 2022” Luật Doanh Trí xin cung cấp đến Quý khách hàng những thông tin pháp lý mới nhất về vấn đề trên.

Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp theo quy định của

pháp luật Việt Nam mới nhất năm 2022

1. Căn cứ pháp lý.

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Bộ luật Dân sự 2015;

- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp.

2. Chi nhánh của doanh nghiệp.

Chi nhánh của doanh nghiệp

Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau:

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Về địa điểm được phép đặt chi nhánh, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh, văn phòng đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính và có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.

3. Đặc điểm của chi nhánh doanh nghiệp.

Đặc điểm của chi nhánh doanh nghiệp

Chi nhánh doanh nghiệp có những đặc điểm pháp lý cơ bản như sau:

- Thứ nhất, Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, là bộ phận không thể tách rời trong hoạt động với doanh nghiệp.

- Thứ hai, chức năng hoạt động và hoạt động của Chi nhánh giống như một công ty thu nhỏ có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp.

- Thứ ba, Chi nhánh công ty không có tư cách pháp nhân và chỉ thực hiện hoạt động của mình theo nội dung đã đăng ký cũng như quy định của Công ty mẹ.

4. Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp.

Mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp

4.1. Đặt tên chi nhánh

Theo khoản 2 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020, tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.

Như vậy, cấu thành của tên chi nhánh sẽ bao gồm các thành tố sau:

- Cụm từ “Chi nhánh”;

- Loại hình doanh nghiệp;

- Tên riêng của doanh nghiệp.

4.2. Ngành nghề kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020, ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Trường hợp, nếu muốn thành lập chi nhánh mà có ngành, nghề kinh doanh khác với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp thì trước hết phải bổ sung ngành, nghề đó cho doanh nghiệp. Sau đó mới tiến hành mở chi nhánh kinh doanh.

Tóm lại, Chi nhánh có thể đăng ký ngành, nghề kinh doanh ít hơn hoặc bằng các ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp nhưng không được đăng ký ngành, nghề kinh doanh mà công ty chưa đăng ký.

4.3. Nghĩa vụ thuế

Theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, mã số đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp được cấp cho chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp. Mã số này đồng thời là mã số thuế của chi nhánh, văn phòng đại diện.

Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, không có tư cách pháp nhân. Khi đăng ký hoạt động chi nhánh, doanh nghiệp có thể lựa chọn hình thức hạch toán, gồm: Hạch toán độc lập hoặc hạch toán phụ thuộc.

Hiểu đơn giản, hạch toán độc lập là mọi hoạt động tài chính (bao gồm nghĩa vụ thuế) phát sinh tại chi nhánh được ghi sổ kế toán tại đơn vị, tự kê khai và nộp hồ sơ quyết toán thuế.

Hạch toán phụ thuộc thì chi nhánh phải thống kê, tập hợp giấy tờ gửi về doanh nghiệp để doanh nghiệp kê khai và quyết toán thuế.

Tuỳ vào việc đăng ký hình thức hạch toán, chi nhánh có thể tự kê khai hoặc được doanh nghiệp kê khai các loại thuế.

Nếu Quý khách hàng mong muốn được giúp đỡ và sử dụng dịch vụ tư vấn về mối quan hệ giữa chi nhánh và doanh nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất.

Xin vui lòng liên hệ theo hình thức sau :

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải