CẦN THỰC HIỆN NHỮNG THỦ TỤC GÌ SAU KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP?
Mục lục
Hiện nay, doanh nghiệp được thành lập ngày một nhiều ở Việt Nam. Đi kèm với đó là thủ tục đăng ký doanh nghiệp cũng trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn rất nhiều. Rất nhiều doanh nghiệp có thể tự đăng ký thành lập doanh nghiệp qua mạng. Tuy nhiên, vẫn còn khá nhiều doanh nghiệp chưa nắm rõ được các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp dẫn đến bị xử phạt hành chính, nặng hơn là bị khóa mã số thuế. Để giúp các doanh nghiệp hiểu rõ hơn về các thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp, Luật Doanh trí xin gửi tới Quý khách hàng bài viết sau đây:
I. Cơ sở pháp lý
- Luật Doanh nghiệp 2020;
- Nghị định 136/2016/NĐ- CP của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài;
- Nghị định 22/2020/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 139/2016/NĐ-CP ngày 04 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ quy định về lệ phí môn bài;
- Nghị định 50/2016/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kế hoạch và Đầu tư;
- Thông tư 302/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về lệ phí môn bài.
II. Những thủ tục cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp
1. Hồ sơ kê khai thuế ban đầu
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp phải soạn thảo hồ sơ kê khai thuế ban đầu nộp cho Chi cục Thuế quản lý nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
Hồ sơ kê khai thuế ban đầu bao gồm: Tờ khai đăng ký thực hiện hình thức kế toán và sử dụng hóa đơn; Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định; Quyết định bổ nhiệm giám đốc; Quyết định bổ nhiệm kế toán; Tờ khai lệ phí môn bài; Phiếu đăng ký trao đổi thông tin qua phương thức điện tử.
Nộp tờ khai lệ phí môn bài và lệ phí môn bài là giấy tờ quan trọng trong hồ sơ kê khai thuế ban đầu. Theo quy định, các doanh nghiệp thành lập từ ngày 25/02/2020 trở đi đều được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập. Với các doanh nghiệp thành lập trước ngày 25/02/2020 thì vẫn phải nộp tờ khai lệ phí môn bài và lệ phí môn bài như bình thường. Theo quy định hiện hành, các doanh nghiệp phải nộp tờ khai lệ phí môn bài muộn nhất vào ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh.
2. Mở tài khoản ngân hàng
Tài khoản ngân hàng là công cụ hữu dụng cho doanh nghiệp trong nhiều công việc như trong việc nộp thuế hay là thực hiện các giao dịch kinh doanh. Vì vậy, việc mở tài khoản là việc làm cần thiết khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi mở tài khoản, doanh nghiệp phải thông báo lên Sở Kế hoạch và Đầu tư trong vòng 10 ngày để Sở nắm thông tin, quản lý và kiểm soát các giao dịch.
3. Mua chữ ký số
Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp được yêu cầu phải kê khai thuế điện tử, nên chữ ký số là thứ bắt buộc doanh nghiệp nào cũng phải có. Chữ ký số, chữ ký điện tử, ngoài ra còn được xem như công cụ điện tử quan trọng của doanh nghiệp để thực hiện các thủ tục, hồ sơ qua mạng như ký hợp đồng trực tuyến, giao dịch qua ngân hàng, giao dịch chứng khoán điện tử, bảo hiểm xã hội, cơ quan hành chính… mà có thể bỏ qua được nhiều thủ tục hành chính như trước đây, giúp tiết kiệm thời gian.
Để có thể sử dụng chữ ký số, doanh nghiệp sau khi mua chữ ký số tại các đơn vị cung cấp và phải đăng ký với cơ quan thuế và được ngân hàng xác nhận.
4. Làm thủ tục phát hành hóa đơn
Tiếp theo, các doanh nghiệp còn cần lưu ý làm thủ tục phát hành hóa đơn. Hiện nay, các doanh nghiệp mới đều được khuyến khích sử dụng hóa đơn điện tử thay vì hóa đơn giấy như hồi trước.
Có 2 loại hóa đơn chính doanh nghiệp cần quan tâm, bao gồm: hóa đơn giá trị gia tăng (hay còn gọi là hóa đơn VAT) và hóa đơn bán hàng trực tiếp.
Trong trường hợp doanh nghiệp muốn phát hành sử dụng hóa đơn giấy thì phải soạn công văn xin đặt in hóa đơn lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Nếu được sự cho phép của cơ quan thuế thì doanh nghiệp mới liên hệ đơn vị in hóa đơn để chọn mẫu, in và phát hành. Dù sử dụng loại hóa đơn nào thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện thủ tục phát hành hóa đơn và chỉ được đưa vào sử dụng sau khi có sự thông qua của cơ quan thuế.
5. Treo bảng hiệu công ty
Song song với các thủ tục trên, doanh nghiệp được yêu cầu phải treo biển công ty với các thông tin cơ bản đầy đủ của doanh nghiệp.
Việc treo biển là bắt buộc. Nếu doanh nghiệp không treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện... sẽ bị phạt hành chính, hoặc nặng hơn là bị khóa mã số thuế.
6. Hoàn thiện các điều kiện về chứng chỉ, giấy phép, vốn
Để tránh các trường hợp bị xử phạt không đáng có khi đoàn thanh tra kiểm tra, doanh nghiệp nên nhanh chóng hoàn thành các thông tin còn thiếu trong quá trình thành lập công ty như giấy phép con hay chứng chỉ hành nghề (đối với các ngành ngh kinh doanh có điều kiện).
Đồng thời, đối với các loại hình công ty như công ty TNHH, công ty cổ phần, công ty hợp danh… phải thực hiện đúng cam kết góp vốn trong thời hạn quy định 90 ngày kể từ khi có giấy phép kinh doanh. Trường hợp sau khi thành lập, phát sinh các trở ngại không mong muốn gây ảnh hưởng đến tài chính và thời hạn cam kết góp vốn, doanh nghiệp phải thực hiện làm thủ tục điều chỉnh giảm vốn điều lệ.
Ngoài những thủ tục nêu trên, doanh nghiệp sau khi thành lập cũng nên lưu ý tham gia bảo hiểm cho người lao động trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, phải lưu ý về thời gian nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tờ khai thuế thu nhập cá nhân (nếu có phát sinh) hàng quý, báo cáo quyết toán cuối năm, tiền thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, thuế thu nhập doanh nghiệp (nếu có) theo đúng quy định của pháp luật.
Trên đây là những thông tin về Thủ tục thành lập công ty quản lý quỹ. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: (+84) 911.233.955 – (024) 6293 8326
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./
Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN TẠI QUẬN HÀ ĐÔNG MỚI NHẤT NĂM 2022
- THÀNH LẬP CÔNG TY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIẢI THỂ CÔNG TY TNHH 2 THÀNH VIÊN TẠI HÀ NỘI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TẠI QUẬN 7 MỚI NHẤT NĂM 2022
- Thủ tục thành lập công ty kinh doanh quần áo may mặc
- Cách thức thành lập công ty TNHH một thành viên kinh doanh đồ gia dụng tại Thành phố Hồ Chí Minh
- Lựa chọn loại hình công ty như thế nào cho phù hợp
- Thủ tục bổ sung thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty
- Thành lập công ty sản xuất gia công vàng trang sức
- Lý do nên lựa chọn thành lập công ty cổ phần
- Tăng giảm vốn điều lệ công ty như thế nào
- Thành lập công ty cổ phần kinh doanh thực phẩm
- Thông tin đáng lưu ý đối với công ty cổ phần