Đang gửi...

CÁC THỦ TỤC VỀ THUẾ MÀ DOANH NGHIỆP MỚI THÀNH LẬP PHẢI THỰC HIỆN

Lượt xem 657
Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Pháp luật thuế từ ngày được ban hành cho tới nay đã được sửa đổi bổ sung rất nhiều để phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của đất nước, đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế. Doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế là thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh – bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, vừa có lợi cho doanh nghiệp, đồng thời đem lại các lợi ích cho người khác, cho đất nước, xã hội, thì đó là hành động có đạo đức.

Mục lục

Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế. Pháp luật thuế từ ngày được ban hành cho tới nay đã được sửa đổi bổ sung rất nhiều để phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển của đất nước, đảm bảo cân bằng lợi ích giữa nhà nước và người nộp thuế. Doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ nộp thuế là thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh – bộ phận cấu thành quan trọng của văn hóa doanh nghiệp, vừa có lợi cho doanh nghiệp, đồng thời đem lại các lợi ích cho người khác, cho đất nước, xã hội, thì đó là hành động có đạo đức.

Căn cứ pháp lý 
- Luật Quản lý Thuế 2019 
- Nghị định 139/2016/NĐ-CP 
- Thông tư 119/2014/TT – BTC
- Quyết định 1500/QĐ-BTC

I. Thuế là gì?
Thuế là khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân (cá nhân) và pháp nhân (tổ chức) có nghĩa vụ thực hiện đối với nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng nộp thuế.

Nhiều người thắc mắc không biết thuế để làm gì, nhà nước thu thuế rồi làm gì với tiền thuế đó, hay tác dụng của thuế là gì mà chúng ta cứ phải trích tiền lương, lợi nhuận ra để đóng? Rất đơn giản:

- Thuế là nguồn kinh phí cần thiết để duy trì, vận hành và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước nhằm mục đích ổn định và phát triển xã hội.

- Thuế bình thường: Nhằm mục đích thu ngân sách và điều tiết thu nhập xã hội.

- Thuế đặc biệt: Nhằm các mục đích đặc biệt. Ví dụ thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào rượu bia, thuốc lá, ô tô nhập khẩu nhằm hạn chế cá nhân tiêu thụ các hàng hóa này; hay phí thủy lợi nhằm huy động tài chính cho phát triển, trùng tu hệ thống tưới tiêu, điều tiết nguồn nước của địa phương...

Sau khi hoàn tất thủ tục đăng ký thành lập công ty, được Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) cấp giấy phép kinh doanh, mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành hồ sơ khai thuế ban đầu với cơ quan thuế và nộp các khoản thuế trong quy định.

II. Những loại thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập 
1. Lệ phí (thuế) môn bài
Lệ phí môn bài, hay thuế môn bài, là thuế bắt buộc doanh nghiệp đóng hàng năm. Trước kia, chúng ta dùng khái niệm thuế môn bài. Nhưng kể từ ngày 01/01/2017, khái niệm này đã được thay thế bằng “Lệ phí môn bài”. Đối tượng nộp thì vẫn là các phần kinh tế như trước đây. Nhưng phạm vi được miễn nộp lệ phí thì lại rộng hơn, theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP. Đa số doanh nghiệp quen dùng khái niệm cũ, nên Anpha vẫn sử dụng khái niệm này trên tất cả bài vở đồng thời với khái niệm mới để người đọc hiểu.


2. Thuế giá trị gia tăng (Thuế GTGT)
Thuế giá trị gia tăng hay thuế bán hàng, là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán sản phẩm, hàng hóa. Để xác định được số tiền thuế GTGT doanh nghiệp phải nộp thì điều cần quan tâm đầu tiên là doanh nghiệp đó đăng ký kê khai thuế GTGT theo phương pháp nào.
Có hai phương pháp kê khai thuế GTGT là phương pháp khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì cách tính thuế giá trị gia tăng như sau:
Nếu thuế GTGT đầu ra lớn hơn đầu vào thì DN phải nộp phần chênh lệch đó. Ngược lại nếu GTGT đầu ra nhỏ hơn đầu vào thì DN sẽ được khấu trừ phần chênh lệch.
Nếu doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu, thì sẽ có 2 cách tính.
Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu, công thức tính thuế sẽ là: Thuế suất thuế GTGT đối với phương pháp này được xác định dựa vào ngành nghề kinh doanh thực tế tại doanh nghiệp. VD: Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa là 1%, dịch vụ là 5% (Tham khảo Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC).
Trường hợp doanh nghiệp thuộc đối tượng kê khai theo phương pháp trực tiếp trên giá trị gia tăng (thường áp dụng cho các doanh nghiệp có hoạt động mua bán, chế tác vàng bạc, đá quý) thì thuế GTGT sẽ được tính bằng 10% của giá trị tăng thêm.
3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (Thuế TNDN)
Thuế TNDN là loại thuế thu trên khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp, sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý. Tất cả cá nhân, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN. Thuế TNDN được tính bằng cách nhân giá tính thuế TNDN với thuế suất. 
4. Thuế thu nhập cá nhân (Thuế TNCN)
Thuế TNCN là loại thuế mà doanh nghiệp nộp thay cho người lao động. Thuế TNCN tính theo tháng, kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm. Cách tính thuế thu nhập cá nhân như sau: Thuế TNCN được tính bằng cách nhân thu nhập tính thuế cá nhân với thuế suất 

Trên đây là những thông tin liên quan đến “thủ tục về thuế mà doanh nghiệp phải thực hiện sau khi thành lập mới công ty”. Để biết thêm thông tin về vấn đề này. Quý khách hàng vui lòng liên hệ với Luật Doanh Trí thông qua: 
Hotline: 0911.233.955 hoặc Email: [email protected]
Luật Doanh Trí hân hạnh được đồng hành cùng quý khách! 


 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải