Đang gửi...

CÁC BƯỚC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM MỚI NHẤT NĂM 2021

Lượt xem 555
Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển không ngừng. Từ một nền kinh tế nhỏ bé, phát triển chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp và sự tàn phá bởi chiến tranh cũng như sự bao vây, cấm vận của các Quốc gia lớn, Việt Nam đã vươn mình với những chính sách hiệu quả của Đảng và Nhà nước năm 1986 nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bằng sự hỗ trợ thông qua các quy định và chính sách pháp luật, nhiều Doanh nghiệp lớn và nhỏ được thành lập và ngày càng mở rộng về quy mô. Điều này không chỉ góp phần vào việc phát triển nền kinh tế đất nước mà còn thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù sự tác động của đại dịch Covid 19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam, nhiều Doanh nghiệp gặp khó khăn, nhiều lao động bị thất nghiệp. Tuy nhiên, với sự nổ nực không ngừng của Chính phủ trong việc kiểm soát tốt dịch bênh đã tạo tiền đề cho các Doanh nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, và là cơ hội để nhiều Doanh nghiệp mới được tiếp tục thành lập. Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, tính từ Tháng 1/2021 tới nay, cả nước có 10.091 doanh nghiệp thành lập mới, tăng 21,9% so với cùng kỳ năm 2020. Dự báo số lượng Doanh nghiệp mới được thành lập sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021. Điều này là tín hiệu tích cực phản ánh niềm tin của người dân vào sự phục hồi nền kinh tế của đất nước trước đại dịch và sự hiệu quả ban đầu của các chính sách mới đã tạo thuận lợi cho việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Để thành lập một Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những thông tin, công việc gì, hồ sơ thủ tục ra sao và điều kiện thành lập Doanh nghiệp như nào thì không phải ai cũng nắm được. Với đội ngũ chuyên viên và luật sư giàu kinh nghiệm, Luật Doanh Trí sẽ gửi tới bạn Các bước thành lập Doanh nghiệp tại Việt Nam mới nhất năm 2021

Mục lục

Trong những năm qua, nền kinh tế Việt Nam phát triển không ngừng. Từ một nền kinh tế nhỏ bé, phát triển chủ yếu dựa vào ngành nông nghiệp và sự tàn phá bởi chiến tranh cũng như sự bao vây, cấm vận của các Quốc gia lớn, Việt Nam đã vươn mình với những chính sách hiệu quả của Đảng và Nhà nước năm 1986 nhằm thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, thực hiện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bằng sự hỗ trợ thông qua các quy định và chính sách pháp luật, nhiều Doanh nghiệp lớn và nhỏ được thành lập và ngày càng mở rộng về quy mô. Điều này không chỉ góp phần vào việc phát triển nền kinh tế đất nước mà còn thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Mặc dù sự tác động của đại dịch Covid 19 đang ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế trên thế giới trong đó có Việt Nam, nhiều Doanh nghiệp gặp khó khăn, nhiều lao động bị thất nghiệp. Tuy nhiên, với sự nổ nực không ngừng của Chính phủ trong việc kiểm soát tốt dịch bênh đã tạo tiền đề cho các Doanh nghiệp tiếp tục phát triển ổn định, và là cơ hội để nhiều Doanh nghiệp mới được tiếp tục thành lập. Theo thống kê của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, tính từ Tháng 1/2021 tới nay, cả nước có 10.091 doanh nghiệp được thành lập mới, tăng 21,9% so với cùng kì năm 2020. Dự báo số lượng Doanh nghiệp mới được thành lập sẽ tiếp tục tăng trong năm 2021. Điều này là tín hiệu tích cực phản ánh niềm tin của người dân vào sự phục hồi nền kinh tế của đất nước trước đại dịch và sự hiệu quả ban đầu của các chính sách mới đã tạo thuận lợi cho việc gia nhập thị trường của doanh nghiệp. Để thành lập một Doanh nghiệp cần phải chuẩn bị những thông tin, công việc gì, hồ sơ thủ tục ra sao và điều kiện thành lập Doanh nghiệp như nào thì không phải ai cũng nắm được. Với đội ngũ chuyên viên và luật sư giàu kinh nghiệm, Luật Doanh Trí sẽ gửi tới bạn Các bước thành lập Doanh nghiệp tại Việt Nam mới nhất năm 2021.

I. Căn cứ pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Luật Đầu tư 2020;

-  Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp;

- Nghị định số 122/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về phối hợp, liên thông thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện, khai trình việc sử dụng lao động, cấp mã số đơn vị tham gia bảo hiểm xã hội, đăng ký sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp;

- Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày  ngày 04 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp.

II. Điều kiện thành lập Doanh nghiệp

1. Chủ thể thành lập Doanh nghiệp

- Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020, các tổ chức, cá nhân có mong muốn thì đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam, trừ những trường hợp được quy định tại khoản 2, Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 thì không có quyền thành lập và quản lý Doanh nghiệp.

Ví dụ: Cán bộ, công chức theo Luật Cán bộ, công chức thì không được thành lập Doanh nghiệp

2. Ngành, nghề đăng ký kinh doanh

- Đây là một trong những điều kiện quan trọng để Doanh nghiệp được cấp giấy Chứng nhận đăng kí doanh nghiệp là không kinh doanh những ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh (Khoản 6, Điều 16 Luật Doanh nghiệp 2020). Các ngành nghề bị cấm hoạt động đầu tư kinh doạnh được quy định chi tiết tại Điều 6, Luật Đầu tư 2020. Vì vậy, nếu như ngành, nghề đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp không thuộc những ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh thì doanh nghiệp đã đảm bảo điều kiện về ngành, nghề đăng ký kinh doanh.

   Ví dụ: Doanh nghiệp không được hoạt động kinh doanh mại dâm, pháp nổ, đòi nợ (Theo quy định tại khoản 1, Điều 6 Luật Đầu tư 2020)

3. Xác định loại hình và tên doanh nghiệp dự kiến thành lập

 - Loại hình doanh nghiệp: Theo luật Doanh nghiệp 2020, hiện nay có 5 loại hình doanh nghiệp phổ biến tại Việt Nam gồm: Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh.

  - Tên Doanh nghiệp: Tên của doanh nghiệp dự kiến thành lập phải thỏa mãn các quy định từ Điều 37 - Điều 41 Luật Doanh nghiệp 2020. Theo quy định này, tên Doanh nghiệp phải đảm bảo:

  • Tên doanh nghiệp viết được bằng tiếng Việt hoặc tiếng nước ngoài. Đối với tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài Tên doanh nghiệp viết bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên bằng tiếng Việt sang tiếng nước ngoài tương ứng. Khi dịch sang tiếng nước ngoài, tên riêng của doanh nghiệp có thể giữ nguyên hoặc dịch theo nghĩa tương ứng sang tiếng nước ngoài.
  • Có thể kèm theo chữ số, ký hiệu, gồm 2 thành tố theo thứ tự là loại hình doanh nghiệp và tên riêng.
  • Không được vi phạm những điều cấm trong đặt tên Doanh nghiệp được quy định tại Điều 38, Luật Doanh nghiệp 2020

4. Trụ sở chính của doanh nghiệp       

- Theo luật doanh nghiệp 2020, Trụ sở chính của doanh nghiệp đặt trên lãnh thổ Việt Nam, là địa chỉ liên lạc của doanh nghiệp và được xác định theo địa giới đơn vị hành chính; có số điện thoại, số fax và thư điện tử

5. Nghĩa vụ tài chính

-  Chủ thể thành lập doanh nghiệp phải nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với chủ thể đăng kí doanh nghiệp qua mạng, doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển lên từ hộ gia đình và doanh nghiệp bổ sung thông tin do thay đổi về địa giới hành chính thì được miễn nộp lệ phí;

-   Chủ thể nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp có thể nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký kinh doanh;

-   Chủ thể nộp lệ phí đăng ký doanh nghiệp sẽ không được hoàn trả cho doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp không được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

- Theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC thì  lệ phí đăng ký doanh nghiệp là  50.000 đồng/lần

 III. Hồ sơ thành lập Doanh nghiệp và cách thức nộp hồ sơ

1. Hồ sơ thành lập Doanh nghiệp (Số lượng: 1 bộ Hồ sơ)

- Chủ thể khi tiến hành đăng ký thành lập các loại hình Doanh nghiệp ( Công ty cổ phần, công ty TNHH 1 thành viên, công ty TNHH 2 thành viên trở lên, doanh nghiệp tư nhân và công ty hợp danh) thì cần chuẩn bị những hồ sơ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  • Điều lệ công ty;
  • Danh sách thành viên (đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên);
  • Danh sách cổ đông sáng lập và danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài (Đối với Công ty cổ phần);
  •  Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành;
  • Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của các thành viên, đại diện pháp luật và người được ủy quyền nộp hồ sơ (không quá 06 tháng);
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
  •  Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh và bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký thuế trong trường hợp đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh;
  • Quyết định của cơ quan có thẩm quyền cho phép chuyển cơ sở bảo trợ xã hội, quỹ xã hội, quỹ từ thiện thành doanh nghiệp xã hội 

2. Cách thức nộp hồ sơ

- Chủ thể nộp hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp thực hiện thông qua 2 cách sau:

  • Nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính;
  • Nộp trực tuyến (online) thông qua cổng thông tin trực tuyến. Theo quy định hiện tại việc nộp hồ sơ thành lập Doanh nghiệp tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh chỉ áp dụng hình thức nộp online (trực tuyến) thông qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp nhằm tiết kiệm thời gian giải quyết thuu tục hành chính.

IV. Các bước thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam

Bước 1: Chủ thể đăng ký thành lập Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ thông qua hai hình thức là trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận hồ sơ Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố nơi Doanh nghiệp đặt trụ sở chính hoặc thông qua cổng thông tin quốc gia về doanh nghiệp (đối với Doanh nghiệp đặt trụ sở chính tại Hà Nội và thành  phố Hồ Chí Minh chỉ được nộp hồ sơ trực tuyến).

Bước 2: Tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

- Trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp:

  • Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ và thanh toán lệ phí tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư;
  • Sau khi tiếp nhận, cơ quan đăng ký sẽ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và giải quyết hồ sơ của doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung bằng văn bản trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

  -  Trường hợp nộp trực tuyến:

  • Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền kê khai thông tin, tải văn bản điện tử và ký số vào hồ sơ đăng ký điện tử theo quy trình trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
  • Nếu hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông tin sang cơ quan thuế để tự động tạo mã số doanh nghiệp. Khi nhận được mã số doanh nghiệp từ cơ quan thuế, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và thông báo cho doanh nghiệp. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo rõ nội dung cần sửa đổi, bổ sung qua Email.

Lưu ý:

- Nếu nộp hồ sơ bằng tài khoản đăng ký kinh doanh, người ký xác thực hồ sơ phải được cấp tài khoản đăng ký kinh doanh;

- Nếu nộp hồ sơ bằng chữ ký số (token), người ký xác thực hồ sơ phải được gán chữ ký số vào tài khoản.

Bước 3: Nhận kết quả

- Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền nộp hồ sơ sẽ đến sở kế hoạch đầu tư tiếp nhận giấy chứng nhận đăng ký thành lập Doanh nghiệp sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ. Khi tới Người đại diện theo pháp luật hoặc người được uỷ quyền càn mang giấy tờ sau:

  • Giấy biên nhận giải quyết hồ sơ;
  • Giấy ủy quyền (nếu người nộp hồ sơ không phải đại diện pháp luật);
  • CMND/CCCD/hộ chiếu còn hiệu lực

- Thời gian giải quyết: 03 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ

Bước 4: Khắc dấu tròn doanh nghiệp

- Theo quy định tại Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020, doanh nghiệp được tự quyết định hình thức và số lượng con dấu của doanh nghiệp. Và kể từ năm 2021, sau khi hoàn thành xong việc làm dấu, doanh nghiệp có thể sử dụng con dấu luôn được mà không cần công bố như trước kia

Bước 5: Công bố thành lập Doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia

Bước 6: Sau khi thành lập doanh nghiệp, doanh nghiệp cần phải:

  • Nộp hồ sơ kê khai thuế ban đầu;
  • Mở tài khoản và thông báo số tài khoản ngân hàng;
  • Mua chữ ký số;
  • Treo bảng hiệu Doanh nghiệp;
  • Làm thủ tục phát hành hóa đơn (Hóa đơn giấy hoặc điện tử);
  • Hoàn thiện các điều kiện về giấy phép, chứng chỉ, vốn;
  • Tham gia bảo hiểm cho người lao động và các vấn đề về thuế.

 

Trên đây là những thông tin về Hồ sơ, thủ tục và các bước thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam mới nhất năm 2021. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải