Đang gửi...

TRÌNH TỰ, THỦ TỤC KIỂM TRA THUẾ MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 268
Thuế có vị trí và vai trò hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Thuế tham gia điều tiết nền kinh tế gồm hai mặt: Kích thích và hạn chế. Thông qua thuế, nhà nước đã linh hoạt điều chính các chính sách thuế trong từng thời kỳ nhất định, nhằm tác động vào cung-cầu giúp điều chỉnh chu kỳ kinh tế – một đặc trưng vốn có của nền kinh tế thị trường. Có thể thấy thuế đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Việc hiểu về những vấn đề xoay quanh thuế thực sự không phải là điều dễ dàng nhất là trình tự, thủ tục kiểm tra thuế. Để giúp quý khách hàng nắm rõ được những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi đến quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế mới nhất năm 2022”.

Mục lục

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Quản lý thuế số: 38/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 06 năm 2019;

- Nghị định số: 91/2014/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 1 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế;

- Thông tư số: 156/2013/TT-BTC do Bộ tài chính ban hàng ngày 06 tháng 10 năm 2013 hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 91/2014/NĐ-CP.

II. Khái niệm

Quy trình kiểm tra thuế là một nội dung trong quản lý thuế của cơ quan thuế. Kiểm tra thuế được chia thành 2 trường hợp. Một là, kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế. Hai là, kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế (doanh nghiệp). 

III. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế mới nhất năm 2022

1. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế

a. Đây là hoạt động kiểm tra mang tính chất chủ động của cơ quan thuế, dựa trên hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp. Nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Từ đó:

+ Đề xuất kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế (yêu cầu người nộp thuế giải trình số liệu, bổ sung tài liệu, hoặc kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế)

+ Ấn định thuế nếu không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng các yêu cầu trên.

+ Hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.

b. Trình tự kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế như sau

- Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích hồ sơ thuế: Khi có nội dung khai không chính xác, khai thiếu hoặc có những nội dung cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì cơ quan thuế ban hành thông báo (lần 1) về việc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin tài liệu.

- Thời hạn để doanh nghiệp giải trình cho thông báo lần 1 là 10 ngày kể từ ngày ban hành thông báo. Việc giải trình, bổ sung có thể thực hiện tại cơ quan thuế hoặc bằng văn bản.

- Sau thông báo lần 1 mà chưa có kết quả xử lý thì cơ quan thuế ban hành thông báo lần 2 (tối đa 2 lần).

- Thời hạn để doanh nghiệp giải trình, bổ sung lần 2 cũng là 10 ngày kể từ ngày ban hành thông báo.

- Sau thông báo lần 1 hoặc lần 2 mà doanh nghiệp đã giải trình, bổ sung và chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; hồ sơ giải trình, bổ sung thông tin được lưu cùng hồ sơ thuế.

- Hết thời hạn theo thông báo (lần 2) của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp nếu có đủ căn cứ ấn định; trong trường hợp không đủ căn cứ ấn định số thuế phải nộp, cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hoặc làm cơ sở để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro.

- Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu (lần 2) mà cơ quan thuế đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm hành chính về thuế thì cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý theo quy định.

2. Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

a. Các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế

- Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau; kiểm tra sau hoàn thuế trước;

- Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế về việc giải trình, bổ sung mà không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng.

- Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;

- Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;

- Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;

- Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.

Trong các trường hợp trên thì kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề là phổ biến với hầu hết các doanh nghiệp. (trường hợp đ).

b. Tần suất kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp

- Các trường hợp a, b, c, d thực hiện kiểm tra theo lần phát sinh và không giới hạn số lần trong năm. (không có hướng dẫn của luật, nhưng có thể hiểu như vậy).

- Các trường hợp đ, e, g kiểm tra không quá 01 lần trong 01 năm.

c. Phạm vi kiểm tra thuế

+ Các trường hợp a, b, c, d kiểm tra theo từng nội dung cụ thể.

+ Các trường hợp đ, e, g kiểm tra toàn diện việc chấp hành pháp luật về thuế hoặc kiểm tra theo từng dấu hiệu rủi ro về thuế của người nộp thuế.

d. Thủ tục, quy trình kiểm tra thuế ở trụ sở người nộp thuế

Bước 1:  Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế. (Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc và thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký).

Bước 2: Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, kết quả phân tích rủi ro về thuế, dữ liệu thông tin kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;

- Thời hạn kiểm tra không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế (tổng không quá 20 ngày). Riêng với trường hợp chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động thì thời hạn là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp.

Bước 3: Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;

- Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.

Trên đây là những thông tin về “Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế mới nhất năm 2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 024 88 83 83 83

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải