Đang gửi...

TRÌNH TỰ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 149
Đăng ký nhãn hiệu là thủ tục cá nhân, tổ chức cần phải thực hiện để khẳng định quyền sở hữu đối hợp pháp đối với thương hiệu, nhãn hiệu của mình và có thể tự do khai thác các lợi ích thương mại từ nhãn hiệu thông qua việc sử dụng nhãn hiệu gắn liền với sản phẩm, dịch vụ hay chuyển giao quyền sử dụng... Trong phạm vi bài viết “Trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu mới nhất năm 2022” Luật Doanh Trí sẽ cung cấp đến Quý khách hàng những thôi tin mới nhất về thủ tục đăng ký nhãn hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành.

Mục lục

I. Căn cứ pháp lý.

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi năm 2009, 2019);

- Nghị định số 103/2006/NĐ-CP Nghị định 103/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

- Nghị định 122/2010/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp.

II. Nhãn hiệu, Giấy đăng ký nhãn hiệu là gì?

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau.

Giấy chứng nhận đăng kí nhãn hiệu có thể hiểu đây là một trong những loại văn bằng bảo hộ ghi nhận chủ sở hữu của nhãn hiệu, đối tượng, phạm vi và thời gian bảo hộ. Là loại giấy tờ quan trọng trong công tác xác minh được đâu là chủ sở hữu hợp pháp của nhãn hiệu. Có thể xem đây là chứng từ pháp lý quan trọng trong việc bảo vệ tư cách của chủ thể sở hữu đối với nhãn hiệu đã đăng ký.

III. Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ độc quyền.

Theo quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Ngoài ra Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 cũng quy định về các dấu hiệu không đủ điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu gồm:

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;

- Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

IV. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu.

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu bao gồm:

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu - 2 bản;

- 5 Mẫu nhãn hiệu cần bảo hộ (yêu cầu kích thước lớn hơn 2x2cm và không to quá 8x8cm, nêu rõ màu sắc nếu là nhãn hiệu màu);

- Danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đăng ký;

- Chứng từ nộp lệ phí đăng ký nhãn hiệu.

- Trường hợp đơn đăng ký nhãn hiệu là nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận, ngoài các tài liệu tối thiểu nêu trên, đơn đăng ký cần phải có thêm các tài liệu sau:

- Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;

- Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận chất lượng của sản phẩm hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

- Bản đồ khu vực địa lý (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm, hoặc nhãn hiệu chứa địa danh hoặc dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của đặc sản địa phương);

- Văn bản cho phép sử dụng tên địa danh của cơ quan có thẩm quyền (nếu nhãn hiệu có chứa yếu tố địa danh).

V. Trình tự thủ tục đăng kí nhãn hiệu.

Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký bảo hộ.

Người nộp đơn nên tra cứu nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ để có kết quả đánh giá chính xác trước khi quyết định nộp đơn.

Đường link tra cứu nhãn hiệu sơ bộ: https://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định và nộp hồ sơ đến Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 3: Thẩm định hình thức đơn.

Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn.

- Trường hợp đơn hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ;

- Trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp lệ trong đó nêu rõ các lý do, thiếu sót khiến cho đơn có thể bị từ chối chấp nhận và ấn định thời hạn 2 tháng để người nộp đơn có ý kiến hoặc sửa chữa thiếu sót. Nếu người nộp đơn không sửa chữa thiếu sót/sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu/không có ý kiến phản đối/ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối chấp nhận đơn.

Bước 4: Công bố đơn.

Sau khi có quyết định chấp nhận đơn hợp lệ, đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Bước 5: Thẩm định nội dung đơn.

Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.

Bước 6: Ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ.

- Cục đồng ý cấp văn bằng nhãn hiệu

Cục sẽ ra 1 Quyết định thông báo Cấp văn bằng, Chủ đơn đóng phí theo hướng dẫn và chờ từ 1-2 tháng Cục sẽ gửi Văn Bằng về Trụ sở cho người nộp đơn.

Nếu không đóng phí xem như Chủ đơn bỏ việc đăng ký, và hết thời hạn thông báo nhãn hiệu sẽ không được bảo hộ nữa.

- Từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu

Cục sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng nhãn hiệu, và Chủ đơn trong vòng 3 tháng có quyền nộp công văn phản đối hoặc đồng ý với quyết định từ chối 1 phần nhãn hiệu này.

Nếu xét thấy ý kiến của Cục là hợp lý thì bỏ qua bước này, ngược lại nếu thấy quyết định không hợp lý có quyền ý kiến của mình cho việc đấu tranh để được cấp văn bằng.

Nếu Quý khách hàng mong muốn được giúp đỡ và sử dụng dịch vụ tư vấn về thủ tục đăng ký nhãn hiệu, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất.

Xin vui lòng liên hệ theo hình thức sau :

Hotline: 024 88 83 83 83

Email: luatdoanhtri @gmail.com

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng.

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải