Đang gửi...

THỦ TỤC XIN DỰ ÁN ĐẦU TƯ CỦA NHÀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM MỚI NHẤT 2022

Lượt xem 157
Mở cửa hội nhập và phát triển kinh tế luôn là mục tiêu và kế hoạch mà nước ta hướng đến, chính vì vậy mà ngày càng có nhiều chính sách để thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhờ đó là tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nước ta tăng lên rõ rệt, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người lao động. Để thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn hình thức thành lập tổ chức kinh tế. Khi thực hiện dự án đầu tư, nhà đầu tư phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. Tuy nhiên, thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không phải ai cũng nắm rõ. Vì vậy, Luật Doanh Trí xin gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Thủ tục xin dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022”

Mục lục

I. Căn cứ pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Luật Đầu tư 2020;

- Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư;

- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng kí doanh nghiệp.

II. Khái niệm

- Dự án đầu tư là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

- Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

- Các hình thức đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bao gồm: Thành lập tổ chức kinh tế mới như; Góp vốn, mua cổ phần từ các doanh nghiệp Việt Nam; Nhận chuyển nhượng dự án đầu tư; Đầu tư theo hợp đồng đối tác công tư (hợp đồng PPP); Đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợp đồng BCC)

III. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đầu tư

Để được cấp giấy chứng nhận đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng điều kiện sau:

- Có quốc tịch (cá nhân) hoặc địa chỉ trụ sở chính (tổ chức) tại quốc gia nằm trong tổ chức WTO cùng với Việt Nam;

- Ngành nghề đăng ký đầu tư không thuộc các ngành nghề bị cấm hoạt động.

- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ của nhà đầu tư nước ngoài không hạn chế trong tổ chức kinh tế;

- Hình thức đầu tư; phạm vi hoạt động, đối tác Việt Nam tham gia thực hiện hoạt động đầu tư và điều kiện khác theo quy định của điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Ngoài ra, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài khi thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam phải đáp ứng các điều kiện (nếu có) sau đây:

a) Sử dụng đất đai, lao động; các nguồn tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản;

b) Sản xuất, cung ứng hàng hóa, dịch vụ công hoặc hàng hóa, dịch vụ độc quyền nhà nước;

c) Sở hữu, kinh doanh nhà ở, bất động sản;

d) Áp dụng các hình thức hỗ trợ, trợ cấp của Nhà nước đối với một số ngành, lĩnh vực hoặc phát triển vùng, địa bàn lãnh thổ;

đ) Tham gia chương trình, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước;

e) Các điều kiện khác theo quy định tại các luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ và điều ước quốc tế về đầu tư có quy định không cho phép hoặc hạn chế tiếp cận thị trường đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

IV. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư

Thành phần hồ sơ bao gồm:

- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;

- Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;

- Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;

- Đề xuất dự án đầu tư;

- Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư;

- Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư.

- Đối với nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân cần bổ sung thêm:

+ Bản sao hộ chiếu của nhà đầu tư nước ngoài.

+ Đối với nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức cần bổ sung thêm:

+ Bản sao giấy đăng ký kinh doanh của tổ chức nước ngoài;

+ Bản sao CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện phần vốn góp cho tổ chức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;

+ Báo cáo tài chính trong vòng 2 năm gần nhất có kiểm toán của tổ chức nước ngoài (phải được hợp pháp hóa lãnh sự, còn hiệu lực trong vòng 90 ngày)

V. Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư

Bước 1: Xác định loại dự án cần xin quyết định chủ trương đầu tư

Trường hợp các dự án thuộc diện phải xin quyết định chủ trương, tùy theo loại dự án, quy mô dự án mà nhà đầu ký với cơ quan tương ứng. Thẩm quyền quyết định dự án đầu tư ở các cơ quan tương ứng gồm Quốc hội, Thủ tướng chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng kí đầu tư tại Sở kế hoạch và đầu tư, nơi thực hiện dự án đầu tư hoặc dự kiến đặt trụ sở chính.

Bước 3: Nhận kết quả

Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Cơ quan đăng ký đầu tư ra thông báo hướng dẫn nhà đầu tư bổ sung hoặc chỉnh sửa hồ sơ nộp lại.

Thời gian giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về vấn đề “Thủ tục tục xin dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài tại tại Việt Nam mới nhất năm 2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 024 88 83 83 83

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải