Đang gửi...

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU TẬP THỂ

Lượt xem 366
Theo quy định tại Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”. Thực tế cho thấy nhiều sản phẩm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể đã làm tăng giá thành của sản phẩm và được khách hàng tin dùng nhiều hơn. Ngoài ra, đảm bảo được tính thống nhất, hướng đến phát triển bền vững. Đây là những điều mà các nhà quản lý địa phương mong muốn để tạo lập, xác lập nhãn hiệu tập thể. Qua bài viết dưới đây Luật Doanh Trí xin chia sẻ những yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể theo quy định của Pháp luật sở hữu trí tuệ.

Mục lục

Theo quy định tại Khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó”. Thực tế cho thấy nhiều sản phẩm sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể đã làm tăng giá thành của sản phẩm và được khách hàng tin dùng nhiều hơn. Ngoài ra, đảm bảo được tính thống nhất, hướng đến phát triển bền vững. Đây là những điều mà các nhà quản lý địa phương mong muốn để tạo lập, xác lập nhãn hiệu tập thể. Qua bài viết dưới đây Luật Doanh Trí xin chia sẻ những yêu cầu, trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu tập thể theo quy định của Pháp luật sở hữu trí tuệ.


1. Cơ sở pháp lý.
- Luật sở hữu trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VPHN-VPQH 2019.
- Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, được sửa đổi, bổ sung theo Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010, Thông tư số 18/2011/TT-BKHCN ngày 22/7/2011, Thông tư số 05/2013/TT-BKHCN ngày 20/02/2013 và Thông tư số 16/2016/TT-BKHCN ngày 30/6/2016 (sau đây gọi tắt là Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN).
2Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể.

- Giấy ủy quyền;

- Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

- Chấp thuận của Tỉnh về việc sử dụng tên địa danh trong trường hợp nhãn hiệu tập thể có chứa địa danh;

- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu;

-  Chứng từ nộp lệ phí đăng ký

- Bản thuyết minh về tính chất,chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu (nếu nhãn hiệu được đăng ký là nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù hoặc là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý);

- Bản đồ xác định lãnh thổ (nếu nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu chứng nhận nguồn gốc địa lý của sản phẩm).

 - Điều lệ, quy chế sử dụng nhãn hiệu gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể và quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có các nội dung tương ứng quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 105 của Luật Sở hữu trí tuệ và phải làm rõ các vấn đề sau đây:

+ Các thông tin vắn tắt về nhãn hiệu, chủ sở hữu nhãn hiệu, hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Các điều kiện để được người đăng ký nhãn hiệu cấp phép sử dụng nhãn hiệu và các điều kiện chấm dứt quyền sử dụng nhãn hiệu;

+ Nghĩa vụ của người sử dụng nhãn hiệu (bảo đảm chất lượng, tính chất đặc thù của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu, chịu sự kiểm soát của người đăng ký nhãn hiệu, nộp phí quản lý nhãn hiệu…);

+ Quyền của người đăng ký nhãn hiệu (kiểm soát việc tuân thủ quy chế sử dụng nhãn hiệu, thu phí quản lý nhãn hiệu, đình chỉ quyền sử dụng nhãn hiệu của người không đáp ứng điều kiện theo quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu …);

+ Cơ chế cấp phép, kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu và bảo đảm chất lượng, uy tín của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Cơ chế giải quyết tranh chấp;

+ Danh sách các thành viên sử dụng nhãn hiệu tập thể.

3. Thời gian thực hiện thủ tục

 đăng ký thông thường khoảng 12 – 18 tháng kể từ khi có chấp nhận đơn hợp lệ. Cụ thể:

- Thời hạn thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

+ Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn có đủ điều kiện về hình thức, mẫu nhãn, chủ sở hữu đơn, quyền nộp đơn, phân nhóm,…

+ Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ và cho đăng công bố đơn.

+ Nếu đơn đăng ký của doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra Thông báo không chấp nhận đơn và đề nghị doanh nghiệp sửa đổi. Doanh nghiệp tiến hành sửa đổi theo yêu cầu và nộp công văn sửa đổi cho Cục sở hữu trí tuệ.

Thời hạn công bố đơn đăng ký nhãn hiệu: 02 tháng kể từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ.

+ Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

- Thời hạn thẩm định nội dung: 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

+ Cục sở hữu trí tuệ xem xét các điều kiện đăng ký nhãn hiệu từ đó đánh giá khả năng cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu đáp ứng đủ điều kiện thì Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo dự định cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã đăng ký.

+ Nếu đơn đăng ký nhãn hiệu không đáp ứng đủ điều kiện, Cục Sở hữu trí tuệ ra Thông báo không cấp văn bằng cho nhãn hiệu mà doanh nghiệp đăng ký. Doanh nghiệp xem xét và gửi công văn trả lời, khiếu nại quyết định của Cục Sở hữu, đồng thời đưa ra các căn cứ để cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu cho nhãn hiệu của doanh nghiệp.

- Thời hạn cấp văn bằng: 02-03 tháng kể từ ngày nộp lệ phí cấp văn bằng.

+ Sau khi có quyết định cấp văn bằng, Doanh nghiệp nộp lệ phí vấp văn bằng và lấy văn bằng bảo hộ nhãn hiệu.

- Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu

+ Nhãn hiệu được bảo hộ trong vòng 10 năm kể từ ngày nộp đơn (ngày ưu tiên). Doanh nghiệp được gia hạn văn bằng bảo hộ và không hạn chế số lần gia hạn. Do vậy, nhãn hiệu sẽ là tài sản xuyên suốt quá trình hoạt động, kinh doanh của doanh nghiệp.

4. Dịch vụ tư vấn, đăng ký nhãn hiệu tập thể tại Luật Doanh Trí

- Tư vấn pháp luật về thủ tục và điều kiện đăng ký nhãn hiệu;

- Tư vấn tính khả thi khi đăng ký nhãn hiệu;

- Tra cứu sơ bộ khả năng đăng ký nhãn hiệu;

- Tư vấn hưởng quyền ưu tiên, ngày ưu tiên cho khách hàng khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu;

- Tra cứu chính thức nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ;

- Đại diện đăng ký nhãn hiệu cho khách hàng;

- Soạn thảo hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;

- Nộp hồ sơ và theo dõi tiến trình đăng ký tại CSHTT;

- Đại diện cho khách hàng trong toàn bộ quá trình xác lập quyền và phúc đáp công văn trao đổi với CSHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;

- Trao đổi, cung cấp thông tin cho khách hàng trong tiến trình đăng ký.

Trên đây là những thông tin về thủ tục Đăng ký nhãn hiệu tập thể. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn một cách chính xác nhất Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải