Đang gửi...

Nhãn hiệu không phải nhãn hàng hoá - Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu

Lượt xem 744
Luật Doanh trí cung cấp dịch vụ đăng ký bản quyền trọn gói và tư vấn miễn phí pháp luật sở hữu trí tuệ qua tổng đài. Vui lòng liên hệ hotline 1900 99 66 39 để được tư vấn 24/7.

Mục lục

Đối tượng bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ là nhãn hiệu. Tuy nhiên, khi xây dựng kế hoạch kinh doanh và đăng ký bảo hộ, nhiều doanh nghiệp bị nhầm lẫn giữa nhãn hiệu và một số khái niệm liên qua như thương hiệu, nhãn hàng hoá. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả hiểu rõ thế nào là nhãn hiệu và phân biệt nhãn hiệu với thương hiệu, nhãn hiệu với nhãn hàng hoá.

1. Khái niệm nhãn hiệu

Theo định nghĩa tại khoản 16 điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ "Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau"

Theo hình thức thể hiện, nhãn hiệu có thể được phân loại thành: nhãn hiệu chữ, nhãn hiệu hình, nhãn hiệu kết hợp chữ - hình, nhãn hiệu 3 chiều và nhãn hiệu âm thanh.

Theo tính chất, nhãn hiệu được phân loại thành: nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu nổi tiếng, nhãn hiệu liên kết (hiện không còn được áp dụng tại Việt Nam).

2. Phân biệt Nhãn hiệu - Thương hiệu

Khái niệm thương hiệu được nêu trong ISO 10668: 2010 như sau:

"Thương hiệu là tài sản vô hình liên quan đến quảng bá sản phẩm, bao gồm, nhưng không giới hạn, tên, cụm thuật ngữ, ký hiệu, logo và thiết kế, hoặc sự kết hợp của các hình thức này, với mục đích để nhận dạng một số sản phẩm, dịch vụ hoặc doanh nghiệp, hoặc sự kết hợp cả các hình thức này, mang đến hình ảnh hoặc sự gắn kết riêng biệt trong tâm trí các bên liên quan, từ đó tạo ra lợi ích/ giá trị kinh tế."

Sự khác biệt giữa nhãn hiệu và thương hiệu được thể hiện trên 3 yếu tố.

Thứ nhất, khác biệt về cơ sở hình thành. Nhãn hiệu được xác lập trên cơ sở đăng ký, có hiệu lực tại thời điểm cấp trong một thời hạn nhất định; nhãn hiệu là thuật ngữ pháp lý, là đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ. Thương hiệu được hình thành và phát triển từ quá trình sản xuất, kinh doanh và sử dụng sản phẩm/ dịch vụ của doanh nghiệp; thương hiệu là thuật ngữ được sử dụng trong quản trị doanh nghiệp và marketing.

Thứ hai, khác biệt về thời hạn. Thời hạn hiệu lực của nhãn hiệu bảo hộ tại Việt Nam là 10 năm và có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần là 10 năm. Thời hạn của thương hiệu có thể tồn tại lâu dài tuỳ vào sự phát triển của doanh nghiệp.

Thứ ba, khác biệt về ý nghĩa. Nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Thương hiệu dùng để xây dựng, phát triển hình ảnh của doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp đó.

3. Phân biệt Nhãn hiệu - Nhãn hàng hoá

Khoản 1 điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP định nghĩa nhãn hàng hoá như sau:

"Nhãn hàng hoá là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hoá, bao bì thương phẩm của hàng hoá."

Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và nhãn hàng hoá được nhận biết thông qua 3 yếu tố.

Thứ nhất, khác biệt về căn cứ hình thành. Nhãn hiệu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Văn bằng bảo hộ trên cơ sở nộp đơn đăng ký. Nhãn hàng hoá do tổ chức, cá nhân tự trình bày bằng nhiều hình thức trên hàng hoá, bao bì hàng hoá.

Thứ hai, khác biệt về nội dung thể hiện. Nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả  hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc. Nhãn hàng hoá bao gồm đầy đủ những nội dung như tên hàng hoá, tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá, xuất xứ hàng hoá và các nội dung khác theo tính chất mỗi loại hàng hoá.

Thứ ba, khác biệt về đối tượng. Đối tượng của nhãn hiệu có thể là hàng hoá và/ hoặc dịch vụ. Đối tượng của nhãn hàng hoá là hàng hoá.

Xem thêm: Cập nhật những quy định mới vể thủ tục, trình tự đăng ký nhãn hiệu

Trên đây là tư vấn của Luật Doanh Trí đối với Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu. Nếu Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký nhãn hiệu, vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí qua các hình thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Bài viết ngày được thực hiện bởi: adcvietnam

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải