Đang gửi...

BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 346
Bảo hộ quyền tác giả không còn là khái niệm quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Tại Nam Định, một tỉnh thành đang ngày một phát triển trên nhiều lĩnh vực, nhu cầu đăng ký bảo quyền bảo hộ quyền tác giả đang ngày một tăng cao. Tuy nhiên không nhiều người hiểu về cách thức để đăng ký bảo hộ. Công ty Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề đăng ký quyền tác giả để bảo hộ quyền tác giả thông qua bài viết “Bảo hộ quyền tác giả tại tỉnh Nam Định mới nhất năm 2022”.

Mục lục

Bảo hộ quyền tác giả không còn là khái niệm quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay. Tại Nam Định, một tỉnh thành đang ngày một phát triển trên nhiều lĩnh vực, nhu cầu đăng ký bảo quyền bảo hộ quyền tác giả đang ngày một tăng cao. Tuy nhiên không nhiều người hiểu về cách thức để đăng ký bảo hộ. Công ty Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới Quý khách hàng một số thông tin hữu ích liên quan đến vấn đề đăng ký quyền tác giả để bảo hộ quyền tác giả thông qua bài viết Bảo hộ quyền tác giả tại tỉnh Nam Định mới nhất năm 2022”.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ số 50/2005/QH11, sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019;

- Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;

- Thông tư 08/2016/TT-BVHTTDL quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ Văn hóa thể thao và du lịch ban hành.

2. Khái niệm

- Tác giả, đồng tác giả là gì?

Nghị định 22/2018/NĐ-CP định nghĩa khái niệm tác giả và đồng tác giả như sau: Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học; Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

- Quyền tác giả là gì?

Có khá nhiều quan điểm trình bày khái niệm về quyền tác giả trên thế giới, nghiên cứu lịch sử thế giới cho thấy quyền tác giả đã xuất hiện từ những năm Phục Hưng, nghĩa là trong khoảng thời gian từ rấ lâu về trước. Tuy nhiên, trong phạm vi bài viết này, chúng ta chỉ tập trung vào khái niệm và các vấn đề về quyền tác giả được quy định trong pháp luật Việt Nam.

Khái niệm quyền tác giả được biết đến ở Việt Nam từ trước năm 1945. Hiện nay, các quy định về quyền tác giả được quy định khá chi tiết trong hệ thống pháp luật Việt Nam như Hiến pháp Việt Nam 2013, luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019, bộ luật dân sự 2015,…

Theo quy định của pháp luật Việt Nam, quyền tác giả được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ: Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

- Bảo hộ quyền tác giả là gì?

Bảo hộ quyền tác giả về bản chất là đăng ký bản quyền tác giả, đây là tổng hợp các biện pháp ngăn chặn các hành vi sử dụng trái phép tác phẩm (như ăn trộm, sao chép, đạo nhái, lạm dụng…) của người sáng tạo ra tác phẩm.

3. Vì sao cần bảo hộ quyền tác giả?

Việc bảo hộ quyền tác giả là cần thiết xuất phát từ vai trò và ý nghĩa của nó.

- Thứ nhất, việc bảo hộ quyền tác giả đã tạo điều kiện cho mọi người có không gian phát huy khả năng sáng tạo các tác phẩm của mình, đồng thời là sự công nhận quyền tác giả đối với một tác phẩm, từ đó tạo môi trường khuyến khích hoạt động sáng tạo.

- Thứ hai, quy định pháp luật về bảo hộ quyền tác giả cũng là cơ sở pháp lý bảo vệ quyền tài sản và quyền nhân thân cho tác giả, tạo điều kiện cho những cá nhân có tài năng phát huy khả năng của mình để cống hiến cho dân tộc, cho nhân loại và đồng thời cũng là tạo điều kiện cho các tác giả ý thức trách nhiệm được với tác phẩm của mình.

4. Nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền tác giả

Các sản phẩm sở hữu trí tuệ được sử dụng nhằm mục đích mang lại lợi ích nhất định cho người sáng tạo ra nó, đồng thời thỏa mãn nhu cầu chung của nhân loại. Bởi vậy, nguyên tắc cân bằng lợi ích được đưa ra nhằm đảm bảo được việc bảo vệ quyền và lợi ích của người tạo ra tác phẩm cũng như những chủ thể khác có liên quan. Nguyên tắc này được thể hiện rất rõ trong các quy định của luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam, cụ thể là được thể hiện qua 04 nội dung sau:

- Thứ nhất, quy định về giới hạn của chủ sở hữu quyền tác giả về thời gian bảo hộ: Nguyên tắc cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền tác giả được thể hiện rõ nét khi đặt trong đối tượng bảo hộ là tác phẩm khuyết danh. Nguyên tắc này sẽ đảm bảo không để lợi ích phát sinh từ tác phẩm bị lạm dụng, cụ thể: trong thời hạn bảo hộ, nếu tác phẩm khyết danh, không xác định được tác giả sáng tạo hoặc không có ai quản lý thì Nhà nước là đôi tượng được hưởng quyền với các tác phẩm này; nếu tác phẩm do cá nhân, tổ chức quản lý thì cá nhân, tổ chức đó sẽ được hưởng quyền từ tác phẩm; trong thời hạn 50 năm kể từ ngày tác phẩm khuyết danh được công bố lần đầu tiên, nếu xuất hiện tác giả có đủ bằng chứng chứng minh danh tính là người sáng tạo ra tác phẩm thì quyền tác giả thuộc về họ, đồng thời xác định thời hạn bảo hộ quyền tác giả của người đó là từ ngày xác định danh tính cho tới 50 năm sau khi họ chết, điều này đồng thời cũng xác định quyền để lại thừa kế của tác giả cho người thừa kế, đảm bảo thời gian thực hiện đúng nguyện vọng của tác giả tạo ra tác phẩm cũng như bảo đảm quyền của người thừa kế tác phẩm.

- Thứ hai, quy định các trường hợp sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép, trả tiền nhuận bút hay thù lao: Điều này được quy định cụ thể trong Điều 25 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và trong một số điều ước quốc tế về quyền tác giả. Theo quy định này thì nếu việc sử dụng các tác phẩm đã được công bố mà không nhằm mục đích thương mại, vụ lợi, không xâm phạm đến quyền tác giả và không làm ảnh hưởng tới các quy trình khai thác bình thường của tác phẩm với tần xuất hợp lý thì người sử dụng không cần phải xin phép, không trả nhuận bút hay thù lao. Quy định này vừa đảm bảo quyền độc quyền của tác giả trong việc thu lợi nhuận từ tác phẩm vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng trước mắt của công chúng.

- Thứ ba, quy định về trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, trả thù lao: Điều này được quy định cụ thể trong Điều 26 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam và Điều 11 Công ước Berne. Đây là quy định nhằm bổ trợ, nâng cấp cho quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép, trả tiền nhuận bút hay thù lao, giúp quyền tác giả được bảo hộ chặt chẽ và tốt hơn. Theo đó, trong trường hợp có ý định sử dụng tác phẩm thì tổ chức, cá nhân phải có thông tin về nguồn gốc tác phẩm, tác giả và xuất xứ của tác phẩm, đặt trong điều kiện là không làm ảnh hưởng đến việc khai thác tác phẩm và quyền sở hữu của tác giả.

- Thứ tư, quy định về việc bắt buộc chuyển giao quyền sử dụng tác phẩm: Đây là quy định nhằm ngăn ngừa sự lạm phát của sự độc quyền trong bảo hộ quyền tác giả, quy định này cho phép người thứ ba sử dụng một hoặc một số quyền đối với tác phẩm được bảo hộ mà không cần sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ có tác dụng khi lợi ích bị mất cân bằng và bên thiệt hại thuộc về lợi ích chung của xã hội, đồng thời người tiếp nhận chuyển giao quyền tác giả phải là người có khả năng giữ vững cán cân cân bằng lợi ích các bên.

5. Hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền tác giả

Hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả (bảo hộ quyền tác giả) gồm các tài liệu sau:

(1) Giấy ủy quyền (trong trường hợp có sự ủy quyền);

(2) Tờ khai đăng ký quyền tác giả (theo mẫu).

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn;

(3) Hai bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;

(4) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa;

(5) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung;

(6) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả;

(7) Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty (nếu chủ sở hữu là công ty);

(8) Căn cước công dân công chứng của tác giả, chủ sở hữu tác phẩm.

6. Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả năm 2022

Để quyền tác giả được bảo hộ, cá nhân, tổ chức đăng ký bản quyền tác giả phải thực hiện các thủ tục sau đây:

Bước 1: Xác định tác phẩm muốn đăng ký thuộc loại hình nào và chuẩn bị hồ sơ

Do mỗi loại hình tác phẩm sẽ có cách thức đăng ký bản quyền tác giả tương đương nên tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm cần xác định tác phẩm mà mình muốn đăng ký bản quyền thuộc loại hình nào trước khi tiến hành nộp hồ sơ đăng ký, từ đó tìm ra hình thức đăng ký bản quyền phù hợp.

Tất cả các tài liệu trên đều phải được thực hiện bằng tiếng Việt, trường hợp là nước ngoài thì phải được tiến hành dịch ra tiếng Việt và có công chứng/ chứng thực. Đồng thời, các tài liệu đi kèm với hồ sơ đăng ký cũng phải có đăng ký công chứng/ chứng thực. 

Bước 2: Nộp hồ sơ

Tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm có thể nộp trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác để tiến hành nộp hồ sơ đăng ký bản quyền tại trụ sở của Cục Bản quyền tác giả. Tác giả hoặc chủ sở hữu cũng có thể nộp tới địa điểm trên qua đường bưu điện.

Nộp hồ sơ ở các địa chỉ cụ thể như sau:

+ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Số 51, Phố Ngô Quyền, Phường Hàng Bài, Quận Hoàn Kiếm, Thành phố Hà Nội.

+ Cục Bản quyền tác giả: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội, TP. Hà Nội.

+ Văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh: Số 170 Nguyễn Đình Chiểu, P. 6, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh.

+ Văn phòng đại diện tại TP. Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng.

Bước 3. Cục bản quyền tác giả thẩm định hồ sơ

Hồ sơ đăng ký sau khi được nộp tại Cục bản quyền tác giả, sẽ được các chuyên viên thẩm định trước khi cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả. Giai đoạn này, tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả hoặc người được ủy quyền nộp đơn có thể sẽ được yêu cầu phải sửa đổi hoặc bổ sung hồ sơ để được chấp nhận hợp lệ.

Bước 4: Cục bản quyền tác giả ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả hoặc từ chối cấp

- Trong trường hợp hồ sơ đủ điều kiện: Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả, có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả cho chủ sở hữu để ghi nhận quyền sở hữu cho chủ sở hữu.

- Trong trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện: Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, thì Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về vấn đề Bảo hộ quyền tác giả tại tỉnh Nam Định năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải