Đang gửi...

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP

Lượt xem 1541
Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Mời Quý khách hàng tham khảo hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở bài viết dưới đây:

Mục lục

Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Mời Quý khách hàng tham khảo hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp ở bài viết dưới đây:

1.Điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp:

- Tính mới của kiểu dáng công nghiệp: Kiểu dáng chưa được bộ lộ trước thời điểm nộp đơn. Có nghĩa chủ sở hữu cần nộp đơn đăng ký trước thời điểm đưa kiểu dáng công nghiệp ra ngoài thị trường để lưu thông.

- Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp: Yêu cầu kiểu dáng công nghiệp phải đạt được trình độ sáng tạo khác biệt với các kiểu dáng công nghiệp khác đã có trên thị trường (không trùng hoặc gây nhầm lẫn với các sản phẩm đã có)

- Có khả năng áp dụng công nghiệp: Có thể chế tạo, sản xuất ra các sản phẩm giống nhau bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp

 

2. Hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Để đăng ký kiểu dáng công nghiệp, hồ sơ  gồm:

 Tờ khai yêu cầu cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp (Tờ khai) được làm theo Mẫu do Cục SHTT ban hành;

– Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp;

– Bộ ảnh chụp hoặc bộ ảnh vẽ kiểu dáng công nghiệp;

– Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác (Giấy chứng nhận quyền thừa kế; Giấy chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển giao quyền nộp đơn; Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động);

– Tài liệu xác nhận quyền sở hữu nhãn hiệu, nếu đăng ký kiểu dáng công nghiệp có chứa nhãn hiệu;

– Giấy uỷ quyền;

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế;

– Chứng từ nộp phí nộp đơn và phói công bố đơn;

– Bản tiếng Việt của bản mô tả kiểu dáng công nghiệp, nếu trong đơn đã có bản tiếng Anh/Pháp/Nga của tài liệu đó;

– Tài liệu xác nhận quyền sơ hữu kiểu dáng công nghiệp;

– Bản gốc của Giấy uỷ quyền, nếu trong đơn đã có bản sao;

– Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày tại triển lãm, kể cả bản dịch ra tiếng Việt

3. Thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ được thực hiện qua các bước sau:

Bước 1: Xác định đối tượng đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đầu tiên cần xác định đối tượng muốn đăng ký có thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp hay không? Từ đó mới quyết định có nộp đơn đăng ký hay không?

Bước 2: Phân loại và tra cứu kiểu dáng

Việc phân loại và tra cứu sẽ giúp chủ đơn đánh giá được khả năng đăng ký trước khi quyết định nộp đơn đăng ký.

Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Sau khi tra cứu và kết luận kiểu dáng công nghiệp có khả năng đăng ký, chủ đơn sẽ tiến hành chuẩn bị hồ sơ đăng ký theo thông tin bên dưới

Bước 4: Nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ

Việc nộp đơn đăng ký sẽ được ưu tiên sớm nhất để tránh việc kiểu dáng bị mất tính mới và có ngày ưu tiên sớm nhất

Bước 5: Theo dõi đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp sẽ có các giai đoạn thẩm định khác nhau nên chủ đơn cần chủ động theo dõi cho đến khi có được thông báo cuối cùng

Bước 6: Nhận quyết định cấp văn bằng kiểu dáng công nghiệp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

Trường hợp Kiểu dáng công nghiệp đủ điều kiện bảo hộ, Cục sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo cấp văn bằng cho kiểu dáng, trường hợp ngược lại Cục sở hữu trí tuệ sẽ từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký.

Một số lưu ý khác khi nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp

Khi tiến hành đăng ký, chủ sở hữu cần chú ý một số vấn đề sau trong đơn đăng ký kiểu dáng.

+ Bản mô tả kiểu dáng công nghiệp phải trình bày đầy đủ, rõ ràng bản chất của kiểu dáng công nghiệp và phải phù hợp với bộ ảnh chụp hoặc bộ hình vẽ và bao gồm các nội dung sau:

– Tên sản phẩm hoặc bộ phận sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;

– Chỉ số Phân loại Kiểu dáng công nghiệp Quốc tế (theo Thoả ước Locarno);

– Lĩnh vực sử dụng của sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp;

– Các kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết;

– Liệt kê ảnh chụp hoặc hình vẽ;

– Bản chất của kiểu dáng công nghiệp. Trong đó cần nêu rõ đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ khác biệt với kiểu dáng công nghiệp tương tự đã biết.

Bộ ảnh chụp hoặc hình vẽ phải thể hiện đầy đủ bản chất của kiểu dáng công nghiệp như đã được mô tả nhằm xác định phạm vi (khối lượng) bảo hộ kiểu dáng công nghiệp đó. Ảnh chụp/hình vẽ phải rõ ràng và sắc nét. Không được lẫn các sản phẩm khác với sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ.

Tất cả các ảnh chụp/hình vẽ phải theo cùng một tỉ lệ. Kích thước mỗi ảnh chụp/hình vẽ không được nhỏ hơn (90 x 120) mm và không được lớn hơn (210 x 297) mm.

+ Đánh giá liệu xem kiểu dáng đăng ký có thuộc đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật SHTT hay không?

+ Đánh giá kiểu dáng đăng ký có tính mới, trình độ sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp hay không?

+ Đánh giá xem kiểu dáng dự định đăng ký đã có ai nộp đơn đăng ký trước đó hay chưa?

 

Trên đây là những thông tin cần thiết và cần lưu ý trong quá trình làm thủ tục THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP theo quy định của Pháp luật. Nếu Quý khách hàng có bất cứ vướng mắc gì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua những hình thức dưới đây:

Hotline:0911233955
Email:[email protected]
Trụ sở chính: 146 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh- Công ty TNHH Tư vấn Luật Doanh Trí: D22, Đường số 7, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi đượ
c đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng!

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthuydung

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải