Đang gửi...

Thủ tục đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích

Lượt xem 728
Thủ tục đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích

Mục lục

1. Giải pháp hữu ích là gì?

Giải pháp hữu ích là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc áp dụng các quy luật tự nhiên. Giải pháp hữu ích phải do hoạt động lao động sáng tạo của con người chứ không phải sản phẩm của tự nhiên.

2. Điều kiện đăng ký và quyền nộp đơn đăng ký giải pháp hữu ích

Theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

Thứ nhất, có tính mới:

Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

+ Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

Thứ hai, có khả năng áp dụng công nghiệp: Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Lưu ý: Những đối tượng sau đây không được đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích:

  • Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;
  • Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiệ trò chơi, kinh doanh; …
  • Cách thức thể hiện thông tin;
  • Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;
  • Giống thực vật; giống động vật;
  • Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;
  • Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

3. Hồ sơ đăng ký giải pháp hữu ích

-Tờ khai yêu cầu cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích (theo mẫu do cục sở hữu trí tuệ ban hành);

-Bản mô tả giải pháp hữu ích: phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật cần được bảo hộ bao gồm các nội dung sau đây:

-Chỉ số phân loại sáng chế quốc tế

-Tên gọi của giải pháp kỹ thuật; 

-Yêu cầu bảo hộ giải pháp hữu ích: dùng để xác định phạm vi bảo hộ của giải pháp hữu ích;

-Bản vẽ, sơ đồ, bản tính toán

-Bản tóm tắc SC/GPHI

-Tài liệu xác nhận quyền nộp hợp pháp nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền nộp đơn của người khác;

-Giấy ủy quyền (nếu cần);

-Bản sao đơn đầu tiên hoặc tài liệu chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo điều ước quốc tế;

-Chứng từ nộp phí nộp đơn và phí công bố;

4. Trình tự, thủ tục đăng ký bảo hộ giải pháp hữu ích

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người nộp hồ sơ có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến trụ sở Cục sở hữu trí tuệ tại Hà Nội, hoặc văn phòng đại điện tại Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc văn phòng đại diện tại Đà Nẵng.

Bước 2: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và xử lý

Kể từ ngày được Cục Sở hữu trí tuệ tiếp nhận, đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được xem xét theo trình tự sau:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng

- Công bố đơn đăng ký giải pháp hữu ích:

+ Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn, nếu đơn không có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn;

+ Đơn đăng ký sáng chế theo Hiệp ước hợp tác về sáng chế (sau đây gọi là “đơn PCT”) được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ đã vào giai đoạn quốc gia;

+ Đơn đăng ký sáng chế/giải pháp hữu ích có yêu cầu công bố sớm được công bố trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày Cục Sở hữu trí tuệ nhận được yêu cầu công bố sớm hoặc kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ, tùy theo ngày nào muộn hơn.

- Thẩm định nội dung: không quá mười tám tháng, kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn.

Bước 3: Nhận kết quả

Nếu sản phẩm đăng ký bảo hộ đáp ứng đủ điều kiện thỉ Tổ chức, cá nhân đã đăng ký nhận Văn bằng bảo hộ từ Cục sơ hưu trí tuệ.

Trên đây là ý kiến tư vấn sơ bộ tới Quý khách về việc đăng ký lưu hành đối sản phẩm giải pháp hữu ích. Ý kiến tư vấn của chúng tôi được thực hiện với giả định là thông tin, tài liệu Quý khách cung cấp là đầy đủ, có giá trị pháp lý và đang có hiệu lực tại thời điểm tư vấn.

Trong trường hợp còn vướng mắc, hoặc cần hỗ trợ thêm, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin dưới đây để tiếp tục được hỗ trợ.

 

Thông tin liên hệ:

Công ty TNHH Tư vấn Đầu Tư Luật Doanh Trí

Hotline: 0911.233.955

Trân trọng./.        

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải