Đang gửi...

Thủ tục đăng ký bản quyền Website mới nhất 2021

Lượt xem 399
Trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0, nhiều Doanh nghiệp, đơn vị kinh doanh thương mại đang phát triển mạnh mẽ hình thức hoạt động quảng bá trên môi trường mạng dưới dạng các trang Website nhằm ra tăng lợi nhuận và dễ dàng tiếp cận với khách hàng trong và ngoài nước. Hiện nay, người dùng sử dụng internet để tìm kiếm sản phẩm, dịch vụ, mua hàng, tìm kiếm thông tin, thực hiện các công việc hay giải trí trực tuyến ngày càng gia tăng. Thời gian gần đây hành vi sao chép, đánh cắp thiết kế, nội dung trang Web nhằm mục đích lợi dụng hình ảnh, thương hiệu trang web vào mục đích kinh doanh thương mại, lừa đảo mà chưa có sự đồng ý của tác giả diễn ra một cách tinh vi và phức tạp. Việc đăng ký bản quyền trang web là việc làm rất quan trọng đảm bảo cho người sáng tạo ra trang web đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép sản phẩm của mình như sao chép, đánh cắp khi không được sự đồng ý của họ. Thông qua việc đăng ký bản quyền, bạn sẽ được cấp Giấy Chứng nhận đăng ký đây chính là tài liệu quan trọng nhất để chứng minh bạn là tác giả của trang web. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Trang web là thuật ngữ dùng dùng để chỉ một tập hợp các trang thông tin dạng web được tổ chức, liên kết lại với nhau để thể hiện các dạng thông tin như văn bản, hình ảnh, video, âm thanh, Nội dung chủ yếu của các trang web tùy thuộc vào lĩnh vực mà chủ thể sở hữu trang Web hoạt động. Việc đăng ký bản quyền trang web là việc làm rất quan trọng đảm bảo cho người sáng tạo ra trang web đó chống lại các hành vi sử dụng trái phép sản phẩm của mình như sao chép, đánh cắp khi không được sự đồng ý của họ. Với đội ngũ Luật sư và chuyên viên giàu kinh nghiệm, Luật Doanh trí sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách hàng Thủ tục đăng ký bản quyền Website mới nhất 2021.

Thủ tục đăng ký bản quyền Website mới nhất 2021

1. Căn cứ pháp lý

- Luật sỏ hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

- Luật Công nghệ thông tin 2006;

- Nghị định 22/2018/NĐ-CP của Chính Phủ ngày 23 tháng 02 năm 2018 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật sở hữu trí tuệ năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật sở hữu trí tuệ năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan;

- Thông tư 211/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 10 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả;

- Thông tư số 08/2016/TT-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và du lịch ngày 02 tháng 7 năm 2016 quy định các biểu mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

2. Trang Web và hình thức trang web

Trang Web và hình thức trang web

- Theo quy định của Luật công nghệ thông tin năm 2006, Trang web hay trang thông tin điện tử (Website) là trang thông tin hoặc một tập hợp trang thông tin trên môi trường mạng phục vụ cho việc cung cấp, trao đổi thông tin.

 - Trang Web được bảo hộ bản quyền dưới hai hình thức:

  • Đăng ký bản quyền cho trang website dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng, được quy định chi tiết tại Nghị định 22/2018/NĐ-CP là tác phẩm được thể hiện bởi đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục với tính năng hữu ích, có thể gắn liền với một đồ vật hữu ích, được sản xuất thủ công hoặc công nghiệp như: Thiết kế đồ họa (hình thức thể hiện của biểu trưng, hệ thống nhận diện và bao bì sản phẩm), thiết kế thời trang, tạo dáng sản phẩm, thiết kế nội thất, trang trí;
  • Đăng ký bản quyền cho code trang website dưới hình thức chương trình máy tính được quy định tại Luật sỏ hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Chương trình máy tính là một tập hợp các hướng dẫn cho việc thực hiện nhiệm vụ của một máy tính. Một máy tính đòi hỏi các chương trình phải hoạt động và thường thực hiện các lệnh chương trình ở bộ phận xử lý trung tâm. Một chương trình máy tính được viết bằng một ngôn ngữ lập trình.

Xem thêm: Đăng ký bản quyền hình ảnh

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký bản quyền trang Web

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký bản quyền trang Web

- Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả có thể trực tiếp, ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện 01 bộ hồ sơ đăng ký bản quyền trang web, và các quyền liên quan tại các cơ quan sau:

  • Tại Hà Nội: Cục Bản quyền tác giả thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, Quận Ba Đình, TP.Hà Nội;
  • Tại Đà Nẵng: Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Đà Nẵng: Số 58 Phan Chu Trinh, Quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng;
  • Tại Thành phố Hồ Chí Minh: Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại Thành phố Hồ Chí Minh: 170 Nguyễn Đình Chiểu, Quận 3.

4. Hồ sơ đăng kí bản quyền trang web

Hồ sơ đăng ký bản quyền trang Web được chia làm 2 trường hợp:

– Hồ sơ đăng ký bản quyền cho trang website dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng:

+ Đơn đăng ký bản quyền giao diện website;

+ Cam đoan của tác giả viết giao diện do mình sáng tạo ra và không sao chép của bất kỳ ai;

+ Tuyên bố của tác giả về chủ sở hữu tác phẩm (áp dụng trong trường hợp tác giả kiêm chủ sở hữu);

+ Tên đầy đủ, bút danh (nếu có) của tác giả / các tác giả; địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/ các đồng tác giả, tổ chức, công ty;

+ Bản sao Chứng minh nhân dân của tác giả / các đồng tác giả (có công chứng);

+ Giấy cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình thiết kế giao diện và có chữ ký xác nhận của tác giả;

+ Bản gốc giấy ủy quyền việc đăng ký bản quyền giao diện website (nếu người nộp đơn là người được ủy quyền);

+ Quyết định của công ty giao việc cho tác giả sáng tạo ra giao diện website (trong trường hợp công ty là chủ sở hữu website); hoặc hợp đồng thuê bên khác sáng tạo (thiết kế) ra giao diện website;

+ 02 bản in giao diện website trên Giấy A4;

+ Bản sao chứng minh thư nhân dân/thẻ căn cước/hộ chiếu của tác giả;

+ Bản sao chứng minh thư của chủ sở hữu (cá nhân) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty (pháp nhân).

– Hồ sơ đăng ký bản quyền website dưới hình thức chương trình máy tính:

+ Đơn đăng ký bản quyền chương trình máy tính;

+ 02 đĩa CD chứa code của website;

+ 02 bản in code website kèm theo giao diện trang chủ;

+ Cam đoan của tác giả về việc tự viết code website, không sao chép của bất kỳ cá nhân/tổ chức nào;

+ Quyết định giao việc cho nhân viên ra code website (trong trường hợp tác giả là nhân viên công ty) hoặc hợp đồng thuê bên ngoài thiết kế (trường hợp thuê bên thứ 3 tiến hành);

+ 01 bản sao chứng minh thư nhân dân của của chủ sở hữu website (cá nhân) hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chủ sở hữu website (pháp nhân);

+ Bản sao Chứng minh nhân dân của tác giả / các đồng tác giả (có công chứng);

+ Giấy cam đoan của tác giả về tính trung thực trong quá trình sáng tạo chương trình máy tính và có chữ ký xác nhận của tác giả;

+ Bản gốc giấy ủy quyền việc đăng ký bản quyền code website (nếu người nộp đơn là người được ủy quyền.

Xem thêm: Sản phẩm nào bị cấm đăng ký bản quyền

5. Thủ tục đăng ký bản quyền trang Web

Thủ tục đăng ký bản quyền trang Web

Bước 1: Chủ sở hữu/ tác giả / đồng tác giả chuẩn bị tài liệu, thông tin cần cho việc đăng ký bản quyền trang Web;

Bước 2: Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký bản quyền trang Web tại Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Cục Bản quyền tác giả hoặc Văn phòng đại diện của Cục Bản quyền tác giả tại thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng). Hồ sơ có thể gửi qua đường bưu điện

Bước 3: Tiếp nhận và xử lý hồ sơ đăng ký. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả đối với trang Web cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả đối với trang Web thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

6.  Mức phí đăng ký bản quyền trang web

Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ nộp phí khi tiến hành thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan theo quy định của pháp luật. được quy định tại Thông tư 211/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính ngày 10 tháng 11 năm 2016 quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan đến tác giả. Sau khi hồ sơ được chấp nhận hợp lệ, Cục bản quyền tác giả sẽ yêu cầu chủ sở hữu nộp lệ phí đăng ký bản quyền tác giả để đủ điều kiện nhận giấy chứng nhận đăng ký. Cụ thể như sau:

– Lệ phí đăng ký bản quyền website dưới hình thức tác phẩm mỹ thuật ứng dụng: 400.000 VND;

– Lệ phí đăng ký website dưới hình thức phần mềm máy tính: 600.000 VND;

Xem thêm: Đăng ký bản quyền cho tác phẩm âm nhạc

Trên đây là những thông tin về Thủ Thủ tục đăng ký bản quyền website mới nhất năm 2021. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải