Đang gửi...

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TP. HCM NĂM 2022

Lượt xem 164
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi có mật độ đô thị cao nhất tại Việt Nam. Rất nhiều các vấn đề nảy sinh trong xã hội và một trong số đó là vấn đề về bản quyền hay còn gọi là quyền tác giả. Một số người dân đôi khi còn gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề này. Để giúp khách hàng được rõ hơn các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả, Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả tại TP. HCM năm 2022”.

Mục lục

Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những nơi có mật độ đô thị cao nhất tại Việt Nam. Rất nhiều các vấn đề nảy sinh trong xã hội và một trong số đó là vấn đề về bản quyền hay còn gọi là quyền tác giả. Một số người dân đôi khi còn gặp khó khăn trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến vấn đề này. Để giúp khách hàng được rõ hơn các quy định của pháp luật liên quan đến quyền tác giả, Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả tại TP. HCM năm 2022”.

1. Căn cứ pháp lý

- Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019;

- Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Nghị định số 119/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 105/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ;

- Nghị định số 154/2018/NĐ-CP ngày 09/11/2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Khoa học và công nghệ và một số quy định về kiểm tra chuyên ngành.

2. Quyền tác giả và chuyển nhượng quyền tác giả

Căn cứ Điều 3, 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

- Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu

- Chuyển nhượng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu chuyển nhượng quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

3. Lưu ý khi chuyển nhượng quyền tác giả

Căn cứ Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.

Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển nhượng phải có sự thỏa thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển nhượng quyền tác giả đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

4. Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả

Bước 1: Lập Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả

Căn cứ Điều 45 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng;

b) Căn cứ chuyển nhượng;

c) Giá, phương thức thanh toán;

d) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

đ) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

Bước 2: Chuẩn bị Đơn đăng ký quyền tác giả

Căn cứ Điều 50 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2019

Đơn đăng ký quyền tác giả bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký quyền tác giả.

Tờ khai phải được làm bằng tiếng Việt và do chính tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu hoặc người được ủy quyền nộp đơn ký tên và ghi đầy đủ thông tin về người nộp đơn, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; tóm tắt nội dung tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình hoặc chương trình phát sóng; tên tác giả, tác phẩm được sử dụng làm tác phẩm phái sinh nếu tác phẩm đăng ký là tác phẩm phái sinh; thời gian, địa điểm, hình thức công bố; cam đoan về trách nhiệm đối với các thông tin ghi trong đơn.

b) 2 Bản sao tác phẩm đăng ký quyền tác giả;

c) Giấy ủy quyền, nếu người nộp đơn là người được ủy quyền; (phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt)

d) Tài liệu chứng minh quyền nộp đơn, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác do được thừa kế, chuyển giao, kế thừa; (phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt)

đ) Văn bản đồng ý của các đồng tác giả, nếu tác phẩm có đồng tác giả; (phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt)

e) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu, nếu quyền tác giả thuộc sở hữu chung. (phải được làm bằng tiếng Việt; trường hợp làm bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt)

Bước 3: Nộp Đơn đăng ký quyền tác giả tại Cục bản quyền tác giả hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả cư trú hoặc có trụ sở.

Bước 4: Nhận kết quả

Trong thời hạn mười lăm ngày làm việc, kể từ ngày nhận đơn hợp lệ, cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan cho người nộp đơn. Trong trường hợp từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan thì cơ quan quản lý nhà nước về quyền tác giả, quyền liên quan phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc của Quý khách hàng về Thủ tục chuyển nhượng quyền tác giả tại TP. HCM năm 2022. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Hotline: 0911.233.955 – (024) 6293 8326

Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải