Đang gửi...

THỦ TỤC CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP

Lượt xem 608
Ngày nay, Sở hữu trí tuệ đang đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập sâu và toàn diện như hiện nay. Tạo dựng được một hệ thống bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ mạnh và hoàn thiện đó là một nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn, đồng thời cũng là đòi hỏi bắt buộc trong quá trình hội nhập kinh tế.  

Mục lục

Ngày nay, Sở hữu trí tuệ đang đóng vai trò hết sức quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong xu thế hội nhập sâu và toàn diện như hiện nay. Tạo dựng được một hệ thống bảo hộ quyền Sở hữu trí tuệ mạnh và hoàn thiện đó là một nhân tố không thể thiếu trong chiến lược phát triển kinh tế dài hạn, đồng thời cũng là đòi hỏi bắt buộc trong quá trình hội nhập kinh tế.  Về mặt bản chất, cơ chế bảo hộ sở hữu công nghiệp nói riêng và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nói chung được thiết lập nhằm mục đích điều chỉnh các quan hệ nảy sinh trong quá trình kinh doanh, trước hết là trong hoạt động sản xuất và thương mại. Trong các hoạt động đó, các doanh nghiệp là chủ thể trực tiếp. Bởi vậy, hệ thống bảo hộ sở hữu công nghiệp trước hết cũng nhằm phục vụ cho các doanh nghiệp và được tiến hành bởi các doanh nghiệp. Nói cách khác, doanh nghiệp là các chủ thể quan trọng nhất của hoạt động sở hữu công nghiệp. Ngoài việc đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, chủ thể còn có nhu cầu chuyển nhượng quyền này, vậy thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được thực hiện như thế nào Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

1. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Theo Điều 138 Văn bản hợp nhất Luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH năm 2019, Khái niệm chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là việc  chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

– Việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp).

2. Nội dung hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là hợp đồng chuyển giao quyền sử dụng đối với đối tượng sở hữu công nghiệp cho tổ chức cá nhân khác và tổ chức, cá nhân đó nắm độc quyền sử dụng một đối tượng sở hữu công nghiệp đó. 

Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.

Theo Điều 140 Luật sở hữu trí tuệ, Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

– Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

– Căn cứ chuyển nhượng.

– Giá chuyển nhượng.

– Quyền và nghĩa vụ của bên chuyển nhượng và bên được chuyển nhượng.

3. Các điều kiện hạn chế việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

– Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chỉ được chuyển nhượng quyền của mình trong phạm vi được bảo hộ.

– Quyền đối với chỉ dẫn địa lý không được chuyển nhượng.

– Quyền đối với tên thương mại chỉ được chuyển nhượng cùng với việc chuyển nhượng toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.

– Việc chuyển nhượng quyền đối với nhãn hiệu không được gây ra sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng cho tổ chức, cá nhân đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó.

4. Thủ tục chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp

  • Thành phần hồ sơ:

​​​​​​​

  1. Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền (02 bản);
  2. Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp (01 bản);
  3. Văn bằng bảo hộ (bản gốc);
  4. Văn bản đồng ý của đồng chủ sở hữu, trường hợp quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung) về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp;
  5. Giấy ủy quyền cho đại diện sở hữu công nghiệp nộp hồ sơ (nếu có);
  6. Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Lưu ý: Hợp đồng phải được làm bằng tiếng Việt, trường hợp làm bằng ngôn ngữ khác thì phải nộp kèm theo bản dịch hợp đồng sang tiếng Việt. Và phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai ở từng trang nếu hợp đồng có từ 02 trang trở lên.

  • Trình tự, thủ tục xử lý hồ sơ

Khi người nộp hồ sơ đã nộp đủ bộ hồ sơ bao gồm đầy đủ những tài liệu kể trên, chuyên viên Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành xử lý hồ sơ cụ thể như sau:

- Thời hạn xử lý hồ sơ: 02 tháng;

- Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ (có đầy đủ giấy tờ hợp lệ, cũng như thông tin kê khai chính xác, đúng quy định), khi hết thời hạn nêu trên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

- Nếu xét thấy hồ sơ đăng ký không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo dự định từ chối đơn. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày thông báo được ký mà người nộp hồ sơ không sửa chữa/sửa chữa không đúng hoặc không có ý kiến phản đối/có ý kiến nhưng không được chấp nhận thì Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo từ chối đăng ký hợp đồng.

Trên đây là những tư vấn của Luật Doanh Trí đối với thủ tục chuyển hượng quyền sở hữu công nghiệp. Trường hợp có bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình thực hiện, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí để được tư vấn và hỗ trợ:

Hotline: 0911233955

Email: [email protected]

Trụ sở chính: 146 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội

Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh- Công ty TNHH Tư vấn Luật Doanh Trí: D22, Đường số 7, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM

Luật Doanh Trí rất hân hạnh được đồng hành cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải