Đang gửi...

Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Hà Nội

Lượt xem 250
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là căn cứ để chứng minh quyền sử dụng hợp pháp với đất, nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất của người sử dụng đất. Tuy nhiên hiện nay vì nhiều lý do mà nhiều người làm mất hoặc làm hư hỏng bản chính Giấy chứng nhận này dẫn đến gặp nhiều khó khăn khi tham gia các giao dịch dân sự khi cần đến Giấy chứng nhận. Vậy làm thế nào để được cấp đổi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn, Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi tới quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Hà Nội ”. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những loại giấy tờ cực kì quan trọng đối với những ai đang có tài sản là đất đai. Tuy nhiên vì nhiều trường hợp mà người dân cần phải cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Như vậy thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất diễn ra như thế nào đặc biệt là ở Hà Nội. Bài viết dưới đây, Luật Doanh Trí sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Cơ sở pháp lý

- Luật Đất đai năm 2013;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định số 21/2013/NĐ-CP  quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;

- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính;

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai.

2. Các trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận

                                      Các trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận

Khoản 1 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định bốn trường hợp được cấp đổi Giấy chứng nhận:

- Thứ nhất, người sử dụng đất có nhu cầu đổi Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng hoặc các loại Giấy chứng nhận đã cấp trước ngày 10 tháng 12 năm 2009 sang loại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

- Thứ hai, Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng đã cấp bị ố, nhòe, rách, hư hỏng.

- Thứ ba, do thực hiện dồn điền, đổi thửa, đo đạc xác định lại diện tích, kích thước thửa đất.

- Thứ tư, trường hợp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là tài sản chung của vợ và chồng mà Giấy chứng nhận đã cấp chỉ ghi họ, tên của vợ hoặc của chồng, nay có yêu cầu cấp đổi Giấy chứng nhận để ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng.

Xem thêm: Hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

3. Hồ sơ cần chuẩn bị

                                                     Hồ sơ cần chuẩn bị

Theo khoản 1 Điều 10 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. Cụ thể:

+ Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK;

+ Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.

+ Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.

Xem thêm: Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình không có giấy tờ nhà đất tại Hà Nội năm 2022

4.Trình tự, thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Hà Nội

  Trình tự, thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Hà Nội

Bước 1. Khai báo, thông báo

+ Hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cụ thể là ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thuộc Thành phố Hà Nội

+ Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

Bước 2. Niêm yết thông báo mất sổ đỏ

 Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận tại trụ sở UBND cấp xã; trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.

Bước 3. Nộp hồ sơ

Địa điểm nộp hồ sơ:

- Người sử dụng đất nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện hoặc cơ quan tiếp nhận hồ sơ theo quy định của UBND cấp tỉnh.

- Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại UBND cấp xã nếu có nhu cầu.

Bước 4. Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện kiểm tra hồ sơ

Khoản 3 Điều 76 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Văn phòng đăng ký đất đai. Cụ thể như sau:

– Kiểm tra hồ sơ, xác nhận vào đơn đề nghị về lý do cấp đổi Giấy chứng nhận.

– Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

– Cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

– Thông báo danh sách các trường hợp làm thủ tục cấp đổi Giấy chứng nhận cho tổ chức tín dụng nơi nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất; xác nhận việc đăng ký thế chấp vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất sau khi được cơ quan có thẩm quyền ký cấp đổi.

Bước 5. Trao Giấy chứng nhận

Trong hoạt động trao Giấy chứng nhận được chia thành hai trường hợp:

Thứ nhất, cấp đổi không thuộc trường hợp dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng. Việc trao Giấy chứng nhận được thực hiện giữa Văn phòng đăng ký đất đai và người sử dụng đất.

Thứ hai, cấp đổi thuộc trường hợp dồn điền đổi thửa, đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng. Việc trao Giấy chứng nhận được thực hiện giữa ba chủ thể là: Văn phòng đăng ký đất đai, người sử dụng đất và tổ chức tín dụng. Cụ thể: Người sử dụng đất ký, nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất mới từ Văn phòng đăng ký đất đai để trao cho tổ chức tín dụng nơi đang nhận thế chấp. Tổ chức tín dụng có trách nhiệm trao Giấy chứng nhận cũ đang thế chấp cho Văn phòng đăng ký đất đai để quản lý.

5. Thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận, cụ thể như sau:

Thứ nhất, đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận.

Thứ hai, đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì việc xác định thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận phụ thuộc vào nhóm người sử dụng đất. Cụ thể:

Sở Tài nguyên và Môi trường có thẩm quyền cấp đổi Giấy chứng nhận cho tổ chức, cơ sở tôn giáo; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; tổ chức, cá nhân nước ngoài; doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam

Trên đây là ý kiến giải đáp về Thủ tục cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Hà Nội.  Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Xem thêm:Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất năm 2022

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải