Đang gửi...

THANH TRA THUẾ 2022: NHỮNG RỦI RO THƯỜNG GẶP VÀ CÔNG TÁC CHUẨN BỊ DOANH NGHIỆP CẦN BIẾT?

Lượt xem 265
Pháp luật nước ta quy định như thế nào về Thanh tra thuế 2022: Những rủi ro thường gặp và công tác chuẩn bị doanh nghiệp cần biết. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật Việt Nam về Thanh tra thuế 2022: Những rủi ro thường gặp và công tác chuẩn bị doanh nghiệp cần biết. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Thanh tra, kiểm tra là hoạt động tất yếu của quản lý nhà nước nói chung và quản lý thuế nói riêng. Thanh tra, kiểm tra có mục tiêu là nhằm đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế, phát hiện những hành vi vi phạm pháp luật thuế, đồng thời xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp đó nhằm ngăn ngừa các đối tượng có mục đích gian lận, trốn thuế, đảm bảo công bằng xã hội và nâng cao hiệu lực quản lý thuế. Chính vì vậy, vấn đề thanh tra, kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp là cực kì quan trọng. Tuy nhiên khi bị kiểm tra thanh tra thuế doanh nghiệp thường gặp phải nhiều rủi ro. Để giúp quý khách hàng nắm rõ được những quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này. Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi đến quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Thanh tra thuế 2022: Những rủi ro thường gặp và công tác chuẩn bị doanh nghiệp cần biết?”.

Thanh tra thuế 2022: Những rủi ro thường gặp và công tác

chuẩn bị doanh nghiệp cần biết

1. Cơ sở pháp lý

- Luật quản lý thuế 2019;

- Luật thanh tra 2010;

- Nghị định 86/2011//NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra 2010;

- Thông tư 02/2010/TT-TTCP quy định quy trình tiến hành một cuộc thanh tra.

2. Khái niệm

- Kiểm tra thuế là hoạt động thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

- Thanh tra thuế là hoạt động của cơ quan quản lý thuế nhằm đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế, xác minh và thu thập chứng cứ để xác định hành vi vi phạm pháp luật về thuế dựa trên cơ sở phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế. 

3. Nội dung cơ bản của thanh tra thuế và kiểm tra thuế

Nội dung cơ bản của thanh tra thuế và kiểm tra thuế

3.1. Tính chất công việc

- Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên mang tính nghiệp vụ của cơ quan quản lý thuế.

- Thanh tra thuế là công việc được tiến hành theo kế hoạch hoặc đột xuất của cơ quan quản lý thuế.

3.2. Phạm vi

-Kiểm tra thuế được tiến hành với bất kỳ người nộp thuế nào (Kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan quản lý thuế thực hiện thường xuyên đối với các hồ sơ thuế. Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế thực hiện với các trường hợp: 

+ Người nộp thuế không giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế hoặc giải trình, khai bổ sung không đúng, không chứng minh được số thuế phải nộp, số thuế miễn, giảm, hoàn đúng;

+ Các trường hợp kiểm tra sau thông quan gồm kiểm tra theo kế hoạch, kiểm tra chọn mẫu, kiểm tra đối với hàng hóa xuất nhập khẩu;

+ Kiểm tra đối với các đối tượng kiểm tra theo tiêu chí đánh giá rủi ro về thuế.

- Thanh tra thuế được áp dụng khi:

+ Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế;

+ Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng;

+ Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế;

+ Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.

3.3. Địa điểm thực hiện

- Kiểm tra thuế: Tại cơ quan thuế hoặc tại trụ sở của người nộp thuế.

- Thanh tra thuế: Chỉ thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế.

3.4. Mục đích

- Kiểm tra thuế: Nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế hoặc đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế.

- Thanh tra thuế: Đánh giá việc chấp hành pháp luật của người nộp thuế; xác minh và thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến người nộp thuế.

3.5. Thời hạn

Thời hạn kiểm tra thuế và thanh tra thuế được quy định như sau:

3.6. Thời hạn kiểm tra thuế:

- Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế (thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra); trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế;

- Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra.

3.7. Thời hạn thanh tra thuế:

- Cuộc thanh tra do Thanh tra Chính phủ tiến hành không quá 60 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 90 ngày. Đối với cuộc thanh tra đặc biệt phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực, nhiều địa phương thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 150 ngày;

- Cuộc thanh tra do Thanh tra tỉnh, Thanh tra bộ tiến hành không quá 45 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 70 ngày;

- Cuộc thanh tra do Thanh tra huyện, Thanh tra sở tiến hành không quá 30 ngày; ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn thanh tra có thể kéo dài, nhưng không quá 45 ngày.

4. Thanh tra thuế được áp dụng khi nào?

Thanh tra thuế được áp dụng khi nào?

- Khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế;

- Để giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng;

- Theo yêu cầu của công tác quản lý thuế trên cơ sở kết quả phân loại rủi ro trong quản lý thuế;

- Theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, kết luận của Thanh tra nhà nước và cơ quan khác có thẩm quyền.

5. Các trường hợp tập trung thanh tra thuế 2022

Các trường hợp tập trung thanh tra thuế 2022

Trong xu hướng thanh, kiểm tra thuế , có 06 trường hợp doanh nghiệp sẽ được tập trung để thanh, kiểm tra thuế, gồm:

- Doanh nghiệp chuyển giá

- Doanh nghiệp phát sinh lỗ

- Doanh nghiệp được hưởng ưu đãi thuế

- Doanh nghiệp có các khoản chi trả cho tập đoàn

- Doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử

- Doanh nghiệp được hoàn thuế GTGT.

6. Các rủi ro thường gặp trong cuộc thanh tra thuế

Các rủi ro thường gặp trong cuộc thanh tra thuế

6.1. Nguyên nhân dẫn đến các rủi ro thường gặp

- Thiếu kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực thuế: Yếu tố kiến thức và kinh nghiệm là rất quan trọng trong bất cứ một lĩnh vực nào, vì vậy, nguyên nhân dẫn đến sai sót và rủi ro đầu tiên là nhân viên kế toán thuế ít kinh nghiệm, không hay thường xuyên cập nhập luật thuế và kế toán mới trong khi quy định về lĩnh vực này luôn luôn thay đổi.

- Chuyển trụ sở: Vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà các doanh nghiệp có thể phải chuyển trụ sở, nhất là những doanh nghiệp nhỏ hoặc mới thành lập và rất nhiều thứ phải di chuyển, sắp xếp lại khi đến một địa điểm mới. Sau một thời gian, doanh nghiệp mới phát hiện là không biết sổ sách chứng từ của mình để ở đâu.

- Không in bản cứng để lưu trữ: Máy tính là công cụ đắc lực cho con người hiện nay, không một ai có thể phủ nhận hiệu quả công việc mà máy tính mang lại, nhưng trong một số trường hợp, máy tính có thể trở thành “tội đồ” khi bất ngờ hư hỏng về phần mềm làm mất dữ liệu người dùng khi những thông tin này chưa được sao lưu vào bất cứ thiết bị nào an toàn hơn.

- Lưu trữ giấy tờ lộn xộn, không có hệ thống: Điều này dẫn đến việc thất lạc chứng từ kế toán và thuế, thiếu thông tin làm cho báo cáo thuế hàng tháng/quý bị sai sót và dẫn đến việc gặp phải rủi ro bị phạt thuế.

Và một số nguyên nhân khác như không bàn giao công việc khi thay đổi nhân sự, nhân viên vô ý hoặc cố ý do bất mãn với chế độ công ty mà cố tình làm sai dẫn đến doanh nghiệp phải đối mặt với rủi ro về thuế.

6.2. Rủi ro

- Rủi ro về mặt kỹ thuật:

Đây là các rủi ro liên quan đến các quy định thuế - kế toán mà doanh nghiệp chưa kịp cập nhật hoặc chưa hiểu, hiểu nhầm, áp dụng sai.

Rủi ro xuất phát từ đặc thù hoạt động của doanh nghiệp; từ thẩm quyền thanh tra - kiểm tra thuế; từ quy trình thủ tục thanh tra; từ quy trình thủ tục khiếu kiện - khiếu nại;

- Rủi ro phi kỹ thuật: Đây là các rủi ro liên quan đến nhân sự phụ trách; phương pháp phối hợp làm việc giữa các bên; cách tiếp cận với từng vấn đề hoặc cơ quan; phương pháp giao tiếp, trao đổi với cơ quan thuế.

7. Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho cuộc thanh tra thuế?

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì cho cuộc thanh tra thuế?

7.1. Trước thời điểm thanh tra thuế:

- Rà soát lại toàn bộ hồ sơ thuế

- Lưu ý các khía cạnh pháp lý, giấy phép liên quan đến các hoạt động của doanh nghiệp

- Kê khai điều chỉnh (nếu có) trước khi cuộc thanh, kiểm tra thuế diễn ra

- Cập nhật thông tin về lý do và chủ đề mà cơ quan thuế sẽ kiểm tra

- Sắp xếp thời gian để chuẩn bị đầy đủ trước khi thanh, kiểm tra thuế

- Thông báo tới các bộ phận có liên quan của doanh nghiệp

- Cân nhắc về việc mới các chuyên gia tư vấn thuế tham gia.

7.2. Trong thời gian diễn ra thanh, kiểm tra thuế

- Chỉ định nhân viên đủ kinh nghiệm làm việc với đoàn thanh, kiểm tra thuế

- Giữ bình tĩnh giải trình các vấn đề

- Tránh đối đầu, cố gắng giải quyết để thông qua đối thoại

- Cân nhắc thương lượng và chấp nhận giải pháp có lợi cho cả hai bên

- Tham vấn ý kiến của ban lãnh đạo công ty hoặc đơn vị tư vấn hoặc cả hai

- Thảo luận trước với cán bộ thuế về việc có thể khiếu nại kết quả thanh kiểm tra thuế.

7.3. Sau khi kết thúc thanh, kiểm tra thuế

- Rà soát kỹ lưỡng các “biên bản” và cân nhắc tham khảo ý kiến chuyên gia tư vấn thuế

- Quyết định những điều chỉnh nào có thể chấp nhận hoặc không chấp nhận

- Chuẩn bị ý kiến để đưa vào biên bản và ký biên bản đúng hạn, nộp đơn xin gia hạn

- Nếu vẫn còn vấn đề tranh chấp, cân nhắc đưa ý kiến bảo lưu trong biên bản

- Cân nhắc xin hướng dẫn từ Tổng cục Thuế/Bộ Tài chính

- Khi đã có quyết định của cơ quan thuế, nên nộp tiền thuế truy thu, các khoản phạt trong khi tiến hành thủ tục khiếu nại để tránh lãi phạt chậm nộp

- Nộp đơn khiếu nại đúng thời hạn (trong vòng 90 ngày cho khiếu nại lần đầu và 30 ngày cho khiếu nại lần 2).

Trên đây là những thông tin về “Thanh tra thuế 2022: Những rủi ro thường gặp và công tác chuẩn bị doanh nghiệp cần biết?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải