Đang gửi...

Sáng chế là gì?

Lượt xem 4274
Sáng chế đóng một vai trò quan trọng trong chế định Luật Sở hữu trí tuệ. Vậy, sáng chế là gì? Luật Doanh Trí sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sáng chế thông qua bài viết dưới đây.

Mục lục

Sáng chế đóng một vai trò quan trọng trong chế định Luật Sở hữu trí tuệ. Vậy, sáng chế là gì? Luật Doanh Trí sẽ giúp khách hàng hiểu rõ hơn về sáng chế thông qua bài viết dưới đây.

1. Sáng chế là gì?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc áp dụng các quy luật tự nhiên.”

2. Bản chất của sáng chế

- Sáng chế phải là một giải pháp kỹ thuật, hay nói cách khác phải thuộc một hoặc một số lĩnh vực kỹ thuật nhất định, tuy nhiên người tạo ra sáng chế không đòi hỏi phải được đào tạo trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Do vậy, cho dù bạn không phải là một kỹ sư bạn vẫn có thể tạo ra một sáng chế nào đó nhằm phục vụ điều mà bạn mong muốn.

Ví dụ: công việc của ông A là trồng lúa. Sau một khoảng thời gian, ông A nhận ra rằng nếu tiếp tục làm theo cách thông thường của công đoạn gieo hạt thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Vì vậy, ông A đã nghĩ ra việc chế tạo một cái máy gieo hạt nhằm mục đích để máy thay thế mình làm công việc này. Sau khi hoàn thành việc chế tạo và đưa vào sử dụng, máy gieo hạt đã giúp ông A rút ngắn thời gian gieo hạt xuống mức đáng kể. Trong trường hợp này, ông A đã thành công trong việc tạo ra một sáng chế.

- Sáng chế phải là sản phẩm, quy trình do con người tạo ra chứ không phải là những gì đã tồn tại trong thiên nhiên và được con người phát hiện ra.

3. Hình thức thể hiện của sáng chế

Sáng chế có thể được thể hiện dưới một trong 05 dạng sau đây:

- Cơ cấu là tập hợp các chi tiết có chức năng giống nhau hoặc khác nhau, liên kết với nhau để thực hiện một chức năng nhất định.

Ví dụ: dụng cụ, máy móc, thiết bị, chi tiết máy, cụm chi tiết máy, các sản phẩm khác,..

- Chất là tập hợp các phần tử có quan hệ tương hỗ với nhau, được đặc trưng bởi sự hiện diện, tỷ lệ và trạng thái của các phần tử tạo thành và có chức năng nhất định. Chất có thể là hợp chất hóa học, hỗn hợp chất.

Ví dụ: vật liệu, chất liệu, thực phẩm, dược phẩm,..

- Phương pháp là quy trình thực hiện các công đoạn hoặc hàng loạt các công đoạn xảy ra cùng một lúc hoặc liên tiếp theo thời gian, trong điều kiện kỹ thuật xác định nhờ sử dụng phương tiện xác định

Ví dụ: phương pháp hoặc quy trình sản xuất, xử lý, khai thác, đo đạc, thăm dò,..

- Vật liệu sinh học là vật liệu có chứa các thông tin di truyền, có khả năng tự tái tạo hoặc được tái tạo trong hệ thống sinh học.

Ví dụ: tế bào, gen, cây chuyển gen,..

- Sử dụng một cơ cấu (hoặc một chất, một phương pháp, một vật liệu sinh học) đã biết theo chức năng mới là sử dụng chúng với chức năng khác với chức năng đã biết.

Ví dụ: sử dụng phomat làm thuốc chữa bệnh đau răng.

4. Hình thức bảo hộ sáng chế

- Sáng chế là thành quả lao động sáng tạo trí tuệ của con người, vì vậy nhà nước bảo hộ dưới hình thức thừa nhận và bảo vệ quyền của chủ thể trực tiếp tạo ra sáng chế hoặc chủ thể đầu tư phương tiện vật chất, kỹ thuật để tạo ra sáng chế.

- Sáng chế có thể được Nhà nước bảo hộ dưới 2 hình thức là cấp bằng độc quyền sáng chế hoặc cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích, cụ thể là:

+ Sáng chế sẽ được bảo hộ dưới hình thức Cấp bằng độc quyền sáng chế nếu sáng chế có tính mới, tính sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp.

+ Sáng chế sẽ được bảo hộ dưới hình thức Cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu sáng chế có có tính mới, có khả năng áp dụng công nghiệp và không phải là hiểu biết thông thường.

5. Các đối tượng không được Nhà nước bảo hộ sáng chế

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, các đối tượng không được bảo hộ sáng chế bao gồm:

- Ý đồ, nguyên lý và phát minh khoa học.

- Phương pháp và hệ thống tổ chức và quản lý kinh tế.

- Phương pháp và hệ thống giáo dục, giảng dạy, đào tạo.

- Phương pháp luyện tập cho vật nuôi.

- Hệ thóng ngôn ngữ, hệ thống thông tin, phân loại, sắp xếp tư liệu.

- Bản thiết kế và sơ đồ quy hoạch các công trình xây dựng, các đề án quy hoạch và phân vùng lãnh thổ.

- Giải pháp chỉ đề cập đến hình dáng bên ngoài của sản phẩm, chỉ mang đặc tính thẩm mỹ mà không mang đặc tính kỹ thuật.

- Ký hiệu quy ước, thời gian biểu, các quy tắc và các luật lệ, các dấu hiệu tượng trưng.

- Phần mềm máy tính, thiết kế bố trí vi mạch điện tử, mô hình toán học, đồ thị tra cứu và các dạng tương tự.

- Giống thực vật, giống động vật.

- Phương pháp phòng bệnh, chẩn đoán bệnh và chữa bệnh cho người và động vật.

- Quy trình mang bản chất sinh học (trừ quy trình vi sinh) để sản xuất thực vật và động vật.

- Các đối tượng trái với lợi ích xã hội, trật tự công cộng, nguyên tắc nhân đạo.

 

Trên đây là những thông tin cơ bản sáng chế. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí.

Hotline: 0911.233.955 hoặc Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: kieulinh

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải