Sản phẩm nào bị cấm đăng ký bản quyền?
Mục lục
Hiện nay, việc đăng ký bản quyền trong pháp luật sở hữu trí tuệ đã không xa lạ gì đối với các cá nhân, doanh nghiệp có sản phẩm của mình tạo ra hay là muốn tạo dựng thương hiệu, dấu ấn riêng của mình. Xu hương như thế khiến cho cá nhân, doanh nghiệp sáng tạo, đầu tư vào việc sáng tạo ra một tài sản thường mong muốn được bảo hộ theo quy định pháp luật với các hình thức như tác phẩm, nhãn hiệu, sáng chế,…Tuy nhiên, trên thực tế không phải sản phẩm nào cũng được pháp luật sở hữu trí tuệ bảo hộ. Qua bài viết này, Luật doanh trí sẽ làm rõ cho các vị khách hàng.
Sản phẩm nào bị cấm đăng ký bản quyền?
Xem thêm: Đăng ký bản quyền cho Video
I. Cơ sở pháp lý
- Luật Sở hữu trí tuệ 2005;
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ 2009;
II. Đăng ký bản quyền là gì?
Đăng ký bản quyền là gì?
Bản quyền (hay quyền tác giả) là một thuật ngữ pháp lý được sử dụng để mô tả quyền mà tác giả có đối với các tác phẩm văn học và nghệ thuật của họ. Các tác phẩm thuộc phạm vi bản quyền bao gồm từ sách, nhạc, tranh, điêu khắc và phim, đến các chương trình máy tính, cơ sở dữ liệu, quảng cáo, bản đồ và bản vẽ kỹ thuật.
Theo đó đăng ký bản quyền chính là đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được có quyền về sở hữu trí tuệ cả các tác phẩm, sản phẩm của mình.
Về lý thuyết, quyền tác giả của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả được tự động hình thành, bảo hộ từ khi tác phẩm được định hình, tuy nhiên, thực tế để ghi nhận rõ ràng các nội dung về tác phẩm, tác giả, chủ sở hữu, cá nhân, tổ chức nên thực hiện đăng ký bản quyền để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả.
Xem thêm: Đăng ký bản quyền cho tác phẩm kiến trúc
III. Thủ tục đăng ký bản quyền
Thủ tục đăng ký bản quyền
Bước 1: Phân loại đối tượng/tác phẩm sẽ được bảo hộ dưới hình thức quyền tác giả
Ví dụ: Bài hát, phần mềm máy tính,…
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký bản quyền tác giả
Hồ sơ đăng ký bao gồm:
- Đơn đăng ký bản quyền tác giả (theo mẫu)
- Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước của tác giả ( người sáng tạo ra tác phẩm);
- Bản sao chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu/thẻ căn cước hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, quyết định thành lập của chủ sở hữu tác phẩm;
- Quyết định giao việc cho tác giả hoặc hợp đồng thuê sáng tạo ra tác phẩm
- Giấy cam đoan của tác giả sáng tạo ra tác phẩm;
- 02 bản in tác phẩm có màu.
Bước 3: Nộp hồ sơ tới cơ quan đăng ký
Sau khi chuẩn bị xong hồ sơ, chủ sở hữu, tác giả sẽ nộp hồ sơ tại Cục bản quyền tác giả hoặc văn phòng đại diện của Cục.
Hà Nội: Số 33 Ngõ 294/2 Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội
Đà Nẵng: Số 01 đường An Nhơn 7, phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
Hồ Chí Minh: Số 170 đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh
Bước 4: Theo dõi đơn đăng ký bản quyền Logo sau khi nộp
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đăng ký bản quyền logo, nếu đơn hợp lệ thì Cục Bản quyền tác giả sẽ có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận cho chủ sở hữu.
Nếu đơn không hợp lệ thì Cục Bản quyền tác giả sẽ thông báo từ chối đơn bằng văn bản cho người nộp hồ sơ yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung.
Thời gian đăng ký logo thương hiệu:
– Thời gian bảo hộ logo dưới hình thức nhãn hiệu:
+ Thẩm định hình thức: thời hạn là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.
+ Công bố đơn trên công báo Sở hữu công nghiệp: thời gian là 02 tháng bắt đầu từ ngày có Thông báo chấp nhận đơn hợp lệ;
+ Thẩm định nội dung: sẽ mất khoảng 21 tháng từ ngày công bố đơn
– Thời gian bảo hộ logo dưới hình thức bản quyền tác giả:
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
Đăng bạ và công bố đăng ký quyền tác giả
Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả sẽ được ghi nhận trong Sổ đăng ký quốc gia về quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền tác giả
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bản quyền Logo
IV. Sản phẩm bị cấm đăng ký bản quyền
Sản phẩm bị cấm đăng ký bản quyền
Pháp luật hiện hành không có quy định cụ thể về sản phẩm nào khi đi đăng ký bản quyền tác giả bị cấm. Tuy nhiên, thông qua các loại hình tác phẩm được bảo hộ, các điều kiện với tác phẩm mà các chủ thể có thể xác định tài sản trí tuệ của mình có thể đưa đi đăng ký hay không và có khả năng được bảo hộ hay không.
Về các loại hình tác phẩm được bảo hộ:
- Tính sáng tạo của tác phẩm;
- Tác phẩm phải được thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định. (Theo khoản 1 điều 6 luật sở hữu trí tuệ).
Căn cứ theo Điều 14 Luật SHTT, tác phẩm được bảo hộ bao gồm:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
– Tác phẩm báo chí;
– Tác phẩm âm nhạc;
– Tác phẩm sân khấu;
– Tác phẩm điện ảnh;
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
– Tác phẩm nhiếp ảnh;
– Tác phẩm kiến trúc;
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, công trình khoa học;
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu.
Ngoài ra tại Điều 14 còn quy định: Tác phẩm phái sinh chỉ được bảo hộ theo quy định nếu không gây phương hại đến quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh
Các đối tượng không thuộc phạm vi bảo hộ quyền tác giả bao gồm:
– Tin tức thời sự thuần tuý đưa tin.
– Văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính, văn bản khác thuộc lĩnh vực tư pháp và bản dịch chính thức của văn bản đó.
– Quy trình, hệ thống, phương pháp hoạt động, khái niệm, nguyên lý, số liệu.
Về điều kiện bảo hộ với tác phầm
Tác phẩm nào nếu muốn được bảo hộ phải thể hiện hữu hình, tác phẩm phải là sáng tạo của cá nhân, tổ chức mà không phải do sao chép, đạo nhái.
Xem thêm: Thủ tục đăng ký bản quyền Website tại Quảng Ninh
Trên đây là những thông tin về "Sản phẩm bị cấm khi đăng ký bản quyền?" Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
- BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ NĂM 2022 TẠI BÁC NINH
- ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN WEBSITE TẠI QUẢNG NINH MỚI NHẤT NĂM 2022
- Cập nhật những quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Ba điều cần biết trước khi đăng ký bản quyền tác giả
- Thuê người viết bài có vi phạm pháp luật không?
- Nhãn hiệu không phải nhãn hàng hoá - Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu