QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ THEO QUY ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2020
Mục lục
Ngày nay, tri thức đã trở thành một “nguồn của cải mới”, động lực mới tạo ra sự thịnh vượng trong xã hội. Lợi thế cạnh tranh chủ yếu của mỗi nền kinh tế ngày càng phụ thuộc vào khả năng phát triển và ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất. Xu thế này đã khẳng định tài sản trí tuệ và quyền sở hữu tài sản trí tuệ ngày càng trở nên quan trọng, bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT) được xem là một nguyên tắc cơ bản trong sự vận động của nền kinh tế thế giới. Sáng chế là một trong số những tài sản trí tuệ trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, năng lực cạnh tranh quốc gia, tạo ra nhiều giá trị cho xã hội. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sáng chế đóng góp đáng kể vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của quốc gia hay khu vực. Cần có những cơ chế khuyến khích áp dụng sáng chế mang lại giá trị gia tăng, tăng năng suất lao động ở những ngành công nghiệp triển vọng. Chính vì lý do này việc đăng ký bảo hộ sáng chế ngày càng trở thành một vấn đề cấp thiết. Vậy thủ tục này được thực hiện như thế nào? Đừng bỏ qua bài viết sau đây của Luật Doanh Trí nhé.
1. Căn cứ pháp lý của thủ tục đăng ký sáng chế
– Luật Sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009;
– Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi
hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;
– Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;
2. Điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế
Tổ chức, cá nhân có thể thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Tác giả sáng tao sáng chế bằng công sức và chi phí của mình;
- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới các hình thức giao việc, thuê việc (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với các quy định của pháp luật);
- Đối với các đối tượng xin bảo hộ do nhiều tổ chức, cá nhân cùng nhau sáng tạo ra hoặc đầu tư để sáng tạo thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký, tuy nhiên quyền đăng ký chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đồng ý;
- Sáng chế được bảo hộ trong trường hợp được tạo ra do sử dụng cơ sở vật chất – kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách Nhà nước;
- Để được cấp Bằng độc quyền sáng chế, đối tượng xin bảo hộ phải đáp ứng các yêu cầu: có tính mới; có trình độ sáng tạo; có khả năng áp dụng công nghiệp;
- Để được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích, đối tượng xin bảo hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau: có tính mới; có khả năng áp dụng công nghiệp
3. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế
Bước 1: Nộp hồ sơ
Chủ thể có nhu cầu đăng ký sáng chế có thể nộp đơn qua hai còn đường: gửi qua bưu điện hoặc nộp đơn trực tiếp tới Trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ. Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở tại Thành phố Hà nội và hai văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Thẩm định hình thức hồ sơ
Cán bộ chuyên viên tại Cục Sở hữu trí tuệ sau khi tiếp nhận hồ sơ sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ về mặt hình thức – kiểm tra về thành phần hồ sơ. Từ việc thẩm định sẽ đưa ra kết luận về tính pháp lý của hồ sơ.
Từ kết quả trên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo thuộc hai trường hợp sau:
- Trường hợp hồ sơ đã hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo chấp thuận đơn đăng ký sáng chế của chủ thể đã nộp đơn;
- Trường hợp hồ sơ không hợp kệ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra thông báo từ chối chấp nhận đơn.
Bước 3: Thẩm định nội dung hồ sơ
Đối với những hồ sơ đã nhận được thông báo chấp thuận của Cục Sở hữu trí tuệ thì sẽ tiếp tục được thẩm định về mặt nội dung. Để được thẩm định về mặt nội dung, chủ thể nộp hồ sơ cần gửi yêu cầu về thẩm định hồ sơ về mặt nội dung. Cục Sở hữu trí tuệ sau khi nhận được yêu cầu sẽ tiến hành việc thẩm định nội dung bằng việc đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ gồm có:
- Tính mới của đối tượng;
- Trình độ sáng tạo;
- Khả năng áp dụng công nghiệp của đối tượng xin được bảo hộ.
Qua việc thẩm định nội dung như trên, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xác định phạm vi bảo hộ tương ứng.
Sau quá trình thẩm tra nội dung, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đưa ra hai kết quả như sau:
- Nếu đối tượng nêu trong đơn đăng ký không đủ điều kiện để được bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
- Nếu đối tượng nêu trong đơn đăng ký đã đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, người nộp đơn cũng đã thực hiện việc nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ cấp văn bản bảo hộ. Đối tượng được bảo hộ sẽ được ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.
- Thẩm định hình thức: 01 tháng kể từ ngày nộp hồ sơ đăng ký sáng chế;
- Công bố đơn: 18 tháng kể từ ngày ưu tiên hoặc tháng thứ 2 từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung;
- Thẩm định nội dung: 12 tháng từ ngày có yêu cầu thẩm định nội dung hoặc ngày công bố.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: tổ chức hoặc cá nhân có sáng chế muốn đăng ký bảo hộ;
- Cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
- Quyết định cấp hoặc từ chối cấp văn bằng bảo hộ;
- Bằng độc quyền sáng chế hoặc Bằng độc quyền giải pháp hữu ích (đối với hồ sơ nhận được quyết định cấp văn bằng bảo hộ).
4. Thành phần hồ sơ
Để thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế, hồ sơ cần có các giấy tờ, văn bản sau:
- Tờ khai đăng ký sáng chế – 02 bản;
- Bản mô tả sáng chế – 02 bản, bao gồm cả hình vẽ (nếu có);
- Yêu cầu bảo hộ sáng chế – 02 bản;
- Các tài liệu liên quan (nếu có);
- Chứng từ đã nộp phí, lệ phí.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ
Trên đây là những tư vấn của Luật Doanh Trí đối với thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế.. Trường hợp có bất kỳ vướng mắc nào trong quá trình thực hiện, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí để được tư vấn và hỗ trợ:
Hotline: 0911233955
Email: [email protected]
Trụ sở chính: 146 Trần Vỹ, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh- Công ty TNHH Tư vấn Luật Doanh Trí: D22, Đường số 7, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM
Luật Doanh Trí rất hân hạnh được đồng hành cùng Quý khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: nguyenthithuytrang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
- BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ NĂM 2022 TẠI BÁC NINH
- ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN WEBSITE TẠI QUẢNG NINH MỚI NHẤT NĂM 2022
- Cập nhật những quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Ba điều cần biết trước khi đăng ký bản quyền tác giả
- Thuê người viết bài có vi phạm pháp luật không?
- Nhãn hiệu không phải nhãn hàng hoá - Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu