Đang gửi...

Quy định về người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp mới nhất 2022

Lượt xem 211
Người đại diện theo pháp luật của công ty được ví như “cây nêu” của công ty để mọi người nhìn vào, là một cơ chế pháp lý đặc biệt quan trọng đối với công ty. Thông qua người đại diện để xác định được tư cách hợp pháp của người thay mặt cho công ty thực hiện các giao dịch kinh tế, dân sự. Vậy việc quy định về người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Để giúp quý khách hàng có thêm được kiến thức về vấn đề này, trong bài viết này Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi đến quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Quy định về người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp mới nhất 2022”. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Mỗi doanh nghiệp khi được thành lập phải chỉ định ít nhất 1 người làm đại diện theo pháp luật. Người đại diện theo pháp luật của công ty là một cơ chế pháp lý đặc biệt quan trọng đối với công ty. Thông qua người đại diện để xác định được tư cách hợp pháp của người thay mặt cho công ty thực hiện các giao dịch kinh tế, dân sự. Vậy việc quy định về người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Để giúp quý khách hàng có thêm được kiến thức về vấn đề này, trong bài viết này Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi đến quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Quy định về người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp mới nhất 2022”.

Quy định về người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp mới nhất 2022

1. Cơ sở pháp lý

- Luật doanh nghiệp 2020;

- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

- Thông tư 01/2021/TT–BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

2. Khái niệm

Theo khoản 1 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch của doanh nghiệp, đại diện cho doanh nghiệp với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Người đại diện theo pháp luật thường giữ các chức danh quản lý trong cơ cấu tổ chức của công ty. Ví dụ:

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Chủ tịch Hội đồng thành viên; Giám đốc/Tổng giám đốc (Khoản 3 Điều 54 Luật Doanh nghiệp 2020).

- Công ty cổ phần: Chủ tịch Hội đồng quản trị; Giám đốc/Tổng giám đốc (Khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020).

3. Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp mới nhất năm 2022

3.1. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 1 thành viên

- Theo Khoản 3 Điều 79 Luật Doanh nghiệp 2020 về “Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức làm chủ sở hữu” có quy định :

“Công ty phải có ít nhất một người đại diện theo pháp luật là người giữ một trong các chức danh là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp Điều lệ công ty không quy định thì Chủ tịch Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.”

- Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH một thành viên là chủ sở hữu của công ty hoặc là người đại diện đi thuê.

Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH một thành viên gồm các chức danh sau:

+ Giám đốc/ Tổng giám đốc

+ Chủ tịch Công ty

- Theo Điều 12 Luật doanh nghiệp 2020 thì Công ty TNHH một thành viên có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng, chức danh, quyền và nghĩa vụ của mỗi người đại diện.

3.2. Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

Người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH 2 thành viên trở lên

- Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có thể có một hoặc nhiều người đại diện theo pháp luật. Tất cả các hoạt động giữa doanh nghiệp với cá nhân, tổ chức khác đều phải thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH hai thành viên nếu chỉ có hai thành viên thì trong trường hợp người đại diện theo pháp luật bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú … thì thành viên còn lại đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của Công ty cho đến khi bầu mới.

- Người đại diện theo pháp luật của Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được ghi nhận trong Điều lệ công ty, có thể là: Chủ tịch hội đồng thành viên/Giám đốc/Tổng giám đốc hoặc chức danh khác nếu được quy định trong điều lệ công ty:

+ Chủ tịch hội đồng thành viên được bầu bởi Hội đồng thành viên. Công ty có thể chỉ định chủ tịch Hội đồng thành viên làm người đại diện theo pháp luật của công ty. 

+ Công ty có thể chỉ định giám đốc/tổng giám đốc làm người đại diện theo pháp luật của công ty. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc công ty là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình.

Giám đốc công ty phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không thuộc đối tượng không được quản lý doanh nghiệp theo quy định tại khoản 2 điều 18 Luật Doanh Nghiệp. Đồng thời giám đốc/tổng giám đốc cần có chuyên môn, kinh nghiệm làm việc để đại diện công ty tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh

- Đối với công ty TNHH có 2 thành viên, nếu có thành viên là cá nhân làm người đại diện theo pháp luật của công ty bị tạm giam, kết án tù, trốn khỏi nơi cư trú, bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị Tòa án tước quyền hành nghề vì phạm tội buôn lậu, làm hàng giả, kinh doanh trái phép, trốn thuế, lừa dối khách hàng và tội khác theo quy định của Bộ luật hình sự thì thành viên còn lại đương nhiên làm người đại diện theo pháp luật của công ty cho đến khi có quyết định mới của Hội đồng thành viên về người đại diện theo pháp luật của công ty.

3.3. Người đại diện theo Pháp luật của công ty cổ phần

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp 2020 thì CTCP có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật. Điều lệ công ty sẽ quy định cụ thể về số lượng, chức danh quản lý và quyền, nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần có thể đứng các chức danh sau: Chủ tịch Hội đồng quản trị, Giám đốc, Tổng giám đốc hoặc chức vụ khác quy định trong điều lệ công ty.

- Theo quy định tại khoản 2 Điều 137 Luật Doanh nghiệp 2020 thì trong trường hợp CTCP có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Xem thêm: Dịch vụ thay đổi người đại diện theo pháp luật

3.4 Người đại diện theo Pháp luật của công ty Hợp danh

Theo quy định tại khoản 1 Điều 184 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì: Các thành viên hợp danh có quyền đại diện theo pháp luật. Như vậy, đại diện theo pháp luật của công ty hợp danh là tất cả các thành viên hợp danh của công ty. Họ được pháp luật quy định quyền đối nhân trong công ty hợp danh để tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.

3.5. Người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp tư nhân

Căn cứ theo Điều 190 Luật doanh nghiệp 2020 quy định về việc quản lý doanh nghiệp tư nhân như sau:

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, theo quy định nêu trên, chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp cho dù chủ doanh nghiệp tư nhân có thể thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể ủy quyền cho người khác làm người đại diện trong trường hợp bạn xuất cảnh khỏi Việt Nam 

4. Trách nhiệm của người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp

 

Trách nhiệm của người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp

Điều 13 Luật Doanh nghiệp 2020 thì người đại diện theo pháp luật có những trách nhiệm sau đây:

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp;

- Trung thành với lợi ích của doanh nghiệp; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của doanh nghiệp để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho doanh nghiệp về doanh nghiệp mà mình, người có liên quan của mình làm chủ hoặc có cổ phần, phần vốn góp theo quy định.

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chịu trách nhiệm cá nhân đối với thiệt hại cho doanh nghiệp do vi phạm trách nhiệm nêu trên.

Xem thêm: Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật

5. Những lưu ý khác với người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp

Những lưu ý khác với người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp

- Nơi cư trú: Doanh nghiệp phải bảo đảm luôn có ít nhất một người đại diện theo pháp luật cư trú tại Việt Nam. Trường hợp doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật thì người đó phải cư trú ở Việt Nam và phải ủy quyền bằng văn bản cho người khác thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật khi xuất cảnh khỏi Việt Nam. Nếu hết thời hạn ủy quyền mà người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp chưa trở lại Việt Nam và không có ủy quyền khác, người được ủy quyền vẫn tiếp tục thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Trong phạm vi đã được ủy quyền cho đến khi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp trở lại làm việc, hoặc cho đến khi chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị quyết định cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp.

- Doanh nghiệp chỉ có một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền cho người khác thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp. Hoặc bị chết, mất tích, tạm giam, kết án tù, bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Trong một số trường hợp đặc biệt, Tòa án có thẩm quyền có quyền chỉ định người đại diện theo pháp luật trong quá trình tố tụng tại Tòa án.

Trên đây là những thông tin về “Quy định về người đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp mới nhất 2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải