QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ THANH, KIỂM TRA THUẾ MỚI NHẤT NĂM 2022
Mục lục
I. Cơ sở pháp lý
- Luật Quản lý thuế số: 38/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 13 tháng 06 năm 2019;
- Nghị định số: 91/2014/NĐ-CP được Chính phủ ban hành ngày 1 tháng 10 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều tại các Nghị định quy định về thuế;
- Thông tư số: 156/2013/TT-BTC do Bộ tài chính ban hàng ngày 06 tháng 10 năm 2013 hướng dẫn thi hành một số điều của luật quản lý thuế; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 91/2014/NĐ-CP.
II. Khái niệm
- Kiểm tra thuế là công việc thường xuyên, mang tính nhiệm vụ của cơ quan quản lý thuế được thực hiện ngay tại trụ sở cơ quan quản lý thuế dựa trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế. Việc kiểm tra thuế được thực hiện tại trụ sở của người nộp thuế, chỉ thực hiện khi họ không tự giác sửa đổi, bổ sung những nội dung sai sót mà cơ quan thuế đã kiểm tra, phát hiện và yêu cầu. Nội dung kiểm tra thuế là kiểm tra tính đầy đủ, chính xác của các thông tin, tài liệu trong hồ sơ thuế nhằm đánh giá sự tuân thuế của người nộp thuế trong việc kê khai thuế.
- Thanh tra thuế là kiểm tra đối tượng nộp thuế ở mức cao hơn, hoan thiện hơn. Thanh tra thuế được thực hiện định kì đối với các đối tượng nộp thuế lớn, ngành nghề kinh doanh đa dạng, quy mô lớn hoặc với người nộp thuế có dấu hiệu vi phạm pháp luật thuế và thanh tra thuế để giải quyết các khiếu nại, tố cáo về thuế hoặc theo yêu cầu của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế các cấp hoặc Bộ trưởng bộ Tài chính.
III. Đặc điểm của pháp luật về kiểm tra, thanh tra thuế
- Pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế chủ yếu quy định về quy trình, quy phạm liên quan đến chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực thuế
- Pháp luật kiểm tra, thanh tra thuế là một phần của pháp luật thanh tra nên nó được quy định trong Luật thanh tra. Tuy nhiên, vì chuyên ngành của nó là thuế nên nó được uy định chủ yếu trong Luật quản lý thuế và các văn bản pháp luật có liên quan.
- Ngoài các chức năng, vai trò được quy định trong pháp luật thanh tra nói chung thì pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế còn được áp dụng các biện pháp khẩn cấp, tạm thời. Đây là đặc thù của thanh tra, kiểm tra thuế.
IV. Quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra thuế
1. Nguyên tắc kiểm tra thuế, thanh tra thuế
- Áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế và ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra thuế, thanh tra thuế.
- Tuân thủ quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan và mẫu biểu thanh tra, kiểm tra, trình tự, thủ tục, hồ sơ kiểm tra thuế theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Không cản trở hoạt động bình thường của người nộp thuế.
- Khi kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế phải ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra.
- Việc kiểm tra thuế, thanh tra thuế nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, thông tin, hồ sơ mà người nộp thuế đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan quản lý thuế; đánh giá việc tuân thủ pháp luật về thuế và quy định khác của pháp luật có liên quan của người nộp thuế để xử lý về thuế theo quy định của pháp luật.
2. Xử lý kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế
- Căn cứ vào kết quả kiểm tra thuế, thanh tra thuế, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định xử lý về thuế, thu hồi số tiền thuế đã hoàn không đúng quy định của pháp luật về thuế, xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế. Trường hợp xác định rõ hành vi vi phạm hành chính tại biên bản thanh tra thuế, kiểm tra thuế thì biên bản thanh tra thuế, kiểm tra
- Trường hợp kiểm tra thuế, thanh tra thuế mà phát hiện hành vi trốn thuế có dấu hiệu tội phạm thì cơ quan quản lý thuế chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra có thẩm quyền để điều tra theo quy định của pháp luật; cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng trong việc điều tra, truy tố, xét xử theo quy định của pháp luật.
V. Quyền và nghĩa vụ của người nộp thuế trong kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế
1. Người nộp thuế có các quyền sau đây:
- Từ chối việc kiểm tra khi không có quyết định kiểm tra thuế;
- Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung kiểm tra thuế; thông tin, tài liệu thuộc bí mật nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Nhận biên bản kiểm tra thuế và yêu cầu giải thích nội dung biên bản kiểm tra thuế;
- Bảo lưu ý kiến trong biên bản kiểm tra thuế;
- Khiếu nại, khởi kiện và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
- Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình kiểm tra thuế.
2. Người nộp thuế có các nghĩa vụ sau đây:
- Chấp hành quyết định kiểm tra thuế của cơ quan quản lý thuế;
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra theo yêu cầu của đoàn kiểm tra thuế; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp;
- Ký biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra;
- Chấp hành kiến nghị tại biên bản kiểm tra thuế, kết luận, quyết định xử lý kết quả kiểm tra thuế.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn củ thủ trưởng cơ quản lý thuế
Nhiệm vụ, quyền hạn của thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế và công chức quản lý thuế trong việc kiểm tra thuế:
a. Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế ra quyết định kiểm tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Chỉ đạo thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
- Áp dụng biện pháp quy định tại Điều 122 của Luật này;
- Gia hạn thời hạn kiểm tra;
- Quyết định xử lý về thuế, xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền kết luận, ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế;
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.
b. Công chức quản lý thuế khi thực hiện kiểm tra thuế có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thực hiện đúng nội dung, thời hạn ghi trong quyết định kiểm tra thuế;
- Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra thuế;
- Lập biên bản kiểm tra thuế; báo cáo kết quả kiểm tra với người đã ra quyết định kiểm tra thuế và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
- Xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị với người có thẩm quyền ra kết luận, quyết định xử lý vi phạm về thuế.
VI. Trình tự thủ tục kiểm tra thuế.
1. Trình tự, thủ tục kiểm tra thuế tại trụ sở của cơ quan thuế
a. Đây là hoạt động kiểm tra mang tính chất chủ động của cơ quan thuế, dựa trên hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp. Nhằm đánh giá tính đầy đủ, chính xác các thông tin, chứng từ trong hồ sơ thuế, sự tuân thủ pháp luật về thuế của người nộp thuế. Từ đó:
+ Đề xuất kế hoạch kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế (yêu cầu người nộp thuế giải trình số liệu, bổ sung tài liệu, hoặc kê khai bổ sung hồ sơ khai thuế)
+ Ấn định thuế nếu không thực hiện, hoặc thực hiện không đầy đủ, không đúng các yêu cầu trên.
+ Hoặc ra quyết định kiểm tra thuế tại trụ sở của người nộp thuế.
b. Trình tự kiểm tra thuế tại trụ sở cơ quan thuế như sau
- Cơ quan thuế thực hiện kiểm tra, đối chiếu, so sánh, phân tích hồ sơ thuế: Khi có nội dung khai không chính xác, khai thiếu hoặc có những nội dung cần làm rõ liên quan đến số thuế phải nộp, số tiền thuế được miễn, số tiền thuế được giảm, số tiền thuế được hoàn, số tiền thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì cơ quan thuế ban hành thông báo (lần 1) về việc yêu cầu người nộp thuế giải trình, bổ sung thông tin tài liệu.
- Thời hạn để doanh nghiệp giải trình cho thông báo lần 1 là 10 ngày kể từ ngày ban hành thông báo. Việc giải trình, bổ sung có thể thực hiện tại cơ quan thuế hoặc bằng văn bản.
- Sau thông báo lần 1 mà chưa có kết quả xử lý thì cơ quan thuế ban hành thông báo lần 2 (tối đa 2 lần).
- Thời hạn để doanh nghiệp giải trình, bổ sung lần 2 cũng là 10 ngày kể từ ngày ban hành thông báo.
- Sau thông báo lần 1 hoặc lần 2 mà doanh nghiệp đã giải trình, bổ sung và chứng minh số tiền thuế đã khai là đúng thì hồ sơ thuế được chấp nhận; hồ sơ giải trình, bổ sung thông tin được lưu cùng hồ sơ thuế.
- Hết thời hạn theo thông báo (lần 2) của cơ quan thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu; hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế; hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng thì cơ quan thuế ấn định số thuế phải nộp nếu có đủ căn cứ ấn định; trong trường hợp không đủ căn cứ ấn định số thuế phải nộp, cơ quan thuế ban hành quyết định kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế hoặc làm cơ sở để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo nguyên tắc quản lý rủi ro.
- Trường hợp người nộp thuế đã giải trình hoặc bổ sung thông tin, tài liệu (lần 2) mà cơ quan thuế đủ căn cứ xác định hành vi vi phạm hành chính về thuế thì cơ quan thuế lập biên bản vi phạm hành chính, xử lý theo quy định.
2. Kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế
a. Các trường hợp kiểm tra thuế tại trụ sở người nộp thuế
- Trường hợp hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế sau; kiểm tra sau hoàn thuế trước;
- Trường hợp hết thời hạn theo thông báo của cơ quan quản lý thuế về việc giải trình, bổ sung mà không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu hoặc không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế không đúng.
- Trường hợp kiểm tra sau thông quan tại trụ sở của người khai hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan;
- Trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề;
- Trường hợp theo kiến nghị của Kiểm toán nhà nước, Thanh tra nhà nước, cơ quan khác có thẩm quyền;
- Trường hợp chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động, cổ phần hóa, chấm dứt hiệu lực mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh và các trường hợp kiểm tra đột xuất, kiểm tra theo chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, trừ trường hợp giải thể, chấm dứt hoạt động mà cơ quan thuế không phải thực hiện quyết toán thuế theo quy định của pháp luật.
Trong các trường hợp trên thì kiểm tra theo kế hoạch, chuyên đề là phổ biến với hầu hết các doanh nghiệp. (trường hợp đ).
b. Tần suất kiểm tra thuế tại trụ sở doanh nghiệp
- Các trường hợp a, b, c, d thực hiện kiểm tra theo lần phát sinh và không giới hạn số lần trong năm. (không có hướng dẫn của luật, nhưng có thể hiểu như vậy).
- Các trường hợp đ, e, g kiểm tra không quá 01 lần trong 01 năm.
c. Phạm vi kiểm tra thuế
+ Các trường hợp a, b, c, d kiểm tra theo từng nội dung cụ thể.
+ Các trường hợp đ, e, g kiểm tra toàn diện việc chấp hành pháp luật về thuế hoặc kiểm tra theo từng dấu hiệu rủi ro về thuế của người nộp thuế.
d. Thủ tục, quy trình kiểm tra thuế ở trụ sở người nộp thuế
Bước 1: Công bố quyết định kiểm tra thuế khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế. (Quyết định kiểm tra thuế phải được gửi cho người nộp thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc và thực hiện công bố trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày ký).
Bước 2: Đối chiếu nội dung khai báo với sổ kế toán, chứng từ kế toán, báo cáo tài chính, kết quả phân tích rủi ro về thuế, dữ liệu thông tin kiểm tra tại trụ sở của cơ quan thuế các tài liệu có liên quan, tình trạng thực tế trong phạm vi, nội dung của quyết định kiểm tra thuế;
- Thời hạn kiểm tra không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế. Thời hạn kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì người đã quyết định kiểm tra có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày làm việc tại trụ sở của người nộp thuế (tổng không quá 20 ngày). Riêng với trường hợp chia tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, giải thể, chấm dứt hoạt động thì thời hạn là 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của doanh nghiệp.
Bước 3: Lập biên bản kiểm tra thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra;
- Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo kết quả kiểm tra.
Trên đây là những thông tin về “Quy định của pháp luật Việt Nam về thanh, kiểm tra thuế mới nhất năm 2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Hotline: 024 88 83 83 83
Email: [email protected]
Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!
Trân trọng./.
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau ly hôn được thực hiện như thế nào tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục đăng ký thay đổi vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân như thế nào
- Thủ tục đăng ký kết hôn lại tại Thành phố Hồ Chí Minh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình không có giấy tờ nhà đất tại Hà Nội năm 2022
- Quy định pháp luật về hợp đồng xây dựng mới nhất năm 2022
- Trường hợp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất mới nhất năm 2022
- Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Các phương thức giải quyết tranh chấp trong kinh doanh, thương mại
- Thủ tục gia hạn giấy chứng nhận mã số mã vạch
- CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GIẤY TỜ GÌ KHI THÀNH LẬP CÔNG TY
- THỦ TỤC SÁP NHẬP DOANH NGHIỆP 2023
- Hồ sơ thành lập hộ kinh doanh gồm những gì
- Thủ tục hồ sơ xin visa (thị thực) Việt Nam