Đang gửi...

PHÂN BIỆT CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN VÀ CÔNG TY TNHH HAI THÀNH VIÊN TRỞ LÊN MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 182
Xã hội ngày một phát triển, hiện đại hóa nên trong mọi lĩnh vực của cuộc sống đều có sự cạnh tranh khốc liệt. Chính vì thế việc đưa ra quyết định cho một vấn đề gì đó cần được cân đo, đong đếm tìm hiểu một cách kỹ càng. Hiện nay có rất nhiều câu  hỏi đang được đặt ra đó là nên thành lập công ty TNHH một thành viên hay công ty TNHH hai thành viên. Để đưa ra được quyết định chọn một trong hai này rất cần sự tìm hiểu kỹ càng. Để giúp quý khách hàng có thêm được kiến thức về hai loại hình này, trong bài viết này Luật Doanh Trí xin trân trọng gửi đến quý khách hàng một số thông tin hữu ích thông qua bài viết “Phân biệt công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên mới nhất 2022”. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Phân biệt công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên mới nhất 2022

Xem thêm: Thủ tục cập nhật bổ sung thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp mới nhất năm 2022

1. Cơ sở pháp lý

- Luật doanh nghiệp 2020;

- Nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp;

- Thông tư 01/2021/TT–BKHĐT hướng dẫn về đăng ký doanh nghiệp.

2. Công ty TNHH một thành viên

2.1. Khái niệm

Khoản 1 Điều 74 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là doanh nghiệp do một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu (sau đây gọi là chủ sở hữu công ty). Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.”

2.2. Đặc điểm

Thứ nhất, Công ty TNHH một thành viên do một cá nhân hoặc một tổ chức là chủ sở hữu công ty.

Thứ hai, Công ty có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Thứ ba, Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty (TNHH).

Thứ tư, Chủ sở hữu công ty được chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ phần vốn góp của mình cho người khác. Việc chuyển nhượng phần vốn góp của chủ sở hữu công ty phải tuân thủ theo các điều kiện nhất định.

Thứ năm, Công ty không được phát hành cổ phiếu. Việc phát hành cổ phiếu là một trong những hành vi nhằm tạo lập vốn ban đầu cũng như trong quá trình hoạt động của công ty. 

Công ty TNHH một thành viên

Xem thêm: Thủ tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp đối với công ty bị tách, công ty nhận sáp nhập mới nhất năm 2022

3. Công ty TNHH hai thành viên

3.1. Khái niệm

Khoản 1 Điều 46 Luật doanh nghiệp 2020 quy định: “1. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên là doanh nghiệp có từ 02 đến 50 thành viên là tổ chức, cá nhân. Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 47 của Luật này. Phần vốn góp của thành viên chỉ được chuyển nhượng theo quy định tại các điều 51, 52 và 53 của Luật này.”

3.2. Đặc điểm

Công ty TNHH 2 thành viên có tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.

Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty.

Công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên trở lên có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên không được quyền phát hành cổ phần. Vốn điều lệ của công ty không phân chia. Vốn điều lệ của công ty TNHH 2 thành viên là tổng giá trị phần vốn góp các thành viên cam kết góp vào công ty.

4. Phân biệt công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên

Phân biệt công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên

Xem thêm: Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu vàng, nguyên liệu để sản xuất vàng, trang sức mỹ nghệ tại Hà Nội mới nhất năm 2022

4.1. Điểm giống nhau

- Cả hai công ty đều có tư cách pháp nhân kể từ thời điểm được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có mã số thuế và con dấu riêng.

- Chủ sở hữu, thành viên công ty có thể là tổ chức hoặc cá nhân.

-  Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp của mình.

- Cả 2 công ty đều có thể điều chỉnh việc tăng hoặc giảm vốn điều lệ.

- Đều được phát hành trái phiếu nhưng không được phát hành cổ phần.

4.2. Điểm khác nhau

Thứ nhất: Cơ sở pháp lý

- Công ty TNHH 1 thành viên: Được quy định tại điều 74 Luật doanh nghiệp 2020.

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Được quy định tại điều 46 Luật doanh nghiệp 2020.

Thứ hai: Số lượng thành viên

- Công ty TNHH 1 thành viên do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ sở hữu;

- Công ty TNHH 2 thành viên có tối thiểu là 02 thành viên và tối đa là 50 thành viên là cá nhân hoặc tổ chức.

Thứ ba: Vốn và chế độ tài chính

- Công ty TNHH 1 thành viên có thể tăng vốn điều lệ bằng cách huy động thêm vốn góp của chủ sở hữu hoặc huy động thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức khác. Trường hợp huy động thêm vốn đầu tư của cá nhân, tổ chức khác thì công ty TNHH 1 thành viên phải tiến hành chuyển đổi loại hình doanh nghiệp sang công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần. Công ty TNHH 1 thành viên chỉ được quyền rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức hoặc cá nhân khác và chỉ được chuyển nhượng khi đã thanh toán đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác. Vốn điều lệ không chia thành cổ phần hay cổ phiếu. Không chia thành các phần bằng nhau.

- Công ty TNHH 2 thành viên trở lên có thể tăng vốn bằng việc huy động thêm vốn góp của các thành viên trong công ty hoặc huy động thêm vốn từ các cá nhân, tổ chức khác. Việc huy động thêm vốn từ các cá nhân, tổ chức khác không làm ảnh hưởng đến loại hình doanh nghiệp của công ty. Công ty TNHH 2 thành viên có thể giảm vốn bằng cách hoàn trả một phần vốn góp cho các thành viên công ty hoặc do công ty mua lại phần vốn góp của các thành viên công ty theo quy định của pháp luật.

Thứ tư: Trách nhiệm đối với vốn góp

- Công ty TNHH 1 thành viên: Chủ sở hữu công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn điều lệ của công ty.

- Công ty TNHH 2 thành viên: Thành viên chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn cam kết góp vào doanh nghiệp.

Thứ năm: Người đại diện theo pháp luật

- Đối với công ty TNHH 1 thành viên: Nếu điều lệ công ty không có quy định thì Chủ tịch hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty là người đại diện theo pháp luật của công ty.

- Đối với công ty TNHH 2 thành viên trở lên: Người đại diện theo pháp luật của công ty có thể là Chủ tịch Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc công ty.

Trên đây là những thông tin về “Phân biệt công ty TNHH một thành viên và công ty TNHH hai thành viên trở lên mới nhất 2022”. Để biết thêm thông tin chi tiết và tư vấn về vấn đề này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Tô Anh Thư

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải