Đang gửi...

NHỮNG ĐIỀU KIỆN ĐỂ TRỞ THÀNH GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH MỚI NHẤT NĂM 2022

Lượt xem 105
Pháp luật nước ta quy định như thế nào về những điều kiện để trở thành giám đốc chi nhánh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về quy định của pháp luật Việt Nam về Những điều kiện để trở thành giám đốc chi nhánh mới nhất năm 2022. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Đối với các doanh nghiệp có quy mô rộng lớn và nhiều chi nhánh khác nhau, việc tuyển dụng các giám đốc chi nhánh để điều hành cũng như quản lý những cơ sở này là một yếu tố cần thiết của doanh nghiệp. Vậy, giám đốc chi nhánh là gì, họ sẽ làm những công việc như thế nào, bạn cần có những điều kiện gì để trở thành giám đốc chi nhánh. Trong phạm vi bài viết “Những điều kiện để trở thành giám đốc chi nhánh mới nhất năm 2022” Luật Doanh Trí sẽ giải đáp những thông tin pháp lý trên đến Quý khách hàng.

Những điều kiện để trở thành giám đốc chi nhánh mới nhất năm 2022

1. Căn cứ pháp lý.

- Luật Doanh nghiệp 2020;

- Bộ Luật dân sự 2015.

2. Chi nhánh là gì?

Chi nhánh là gì?

Theo Khoản 1 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về chi nhánh như sau: Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của doanh nghiệp, bao gồm cả chức năng đại diện theo ủy quyền. Ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phải đúng với ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp.

Chi nhánh là một đơn vị trực thuộc doanh nghiệp, chi nhánh được thành lập nhằm mục đích mở rộng quy mô, thị trường kinh doanh của doanh nghiệp. Theo Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, chi nhánh không có tư cách pháp nhân.

Về địa điểm được phép đặt chi nhánh, doanh nghiệp có thể đặt một hoặc nhiều chi nhánh đại diện tại một địa phương theo địa giới đơn vị hành chính và có thể thành lập chi nhánh ở trong nước và nước ngoài.

3. Giám đốc chi nhánh là gì? Quyền hạn và nghĩa vụ của giám đốc chi nhánh.

Giám đốc chi nhánh là gì?

Quyền hạn và nghĩa vụ của giám đốc chi nhánh

Giám đốc chi nhánh là người đứng đầu chi nhánh, chịu trách nhiệm quản lý, điều hành chi nhánh và quyết định mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo quy chế nội bộ của công ty và Điều lệ công ty. Giám đốc chi nhánh khi thực hiện công việc mà lạm quyền gây thiệt hại cho công ty thì phải chịu trách nhiệm trước lãnh đạo công ty và trước pháp luật.

Giám đốc chi nhánh chịu sự giám sát của Tổng giám đốc và có quyền đề xuất các phương án liên quan đến hoạt động kinh doanh, vấn đề nhân sự và sắp xếp kinh doanh của chi nhánh đó, báo cáo kết quả hoạt động với Hội đồng quản trị của công ty mẹ.

Quyền hạn và nghĩa vụ của giám đốc chi nhánh:

Khoản 5 Điều 84 Bộ luật dân sự 2015 quy định: Người đứng đầu chi nhánh, văn phòng đại diện thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền của pháp nhân trong phạm vi và thời hạn được ủy quyền.

Hiện tại, pháp luật doanh nghiệp không quy định cụ thể về những nội dung liên quan đến người đứng đầu chi nhánh (chức danh, vai trò, quyền và nghĩa vụ).

Về chức danh, trong Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Chi nhánh không quy định rõ chức danh mà chỉ ghi là người đứng đầu chi nhánh. Tuy nhiên, trên thực tế người đứng đầu chi nhánh thường được gọi là giám đốc chi nhánh. Giám đốc chi nhánh không cần bắt buộc phải là thành viên của công ty.

Về vai trò, quyền hạn, theo quy định tại khoản 5 Điều 84 Bộ Luật Dân sự 2015, giám đốc chi nhánh đại diện thực hiện nhiệm vụ của công ty theo uỷ quyền. Như vậy, giữa giám đốc chi nhánh và phía công ty sẽ tiến hành lập một văn bản uỷ quyền, trong đó quy định chi tiết quyền và nghĩa vụ, vai trò, phạm vi công việc của giám đốc chi nhánh.

Theo đó, giám đốc chi nhánh không đương nhiên có quyền đại diện cho chi nhánh mà quyền này chỉ phát sinh khi có ủy quyền của người đại diện của công ty.

Phạm vi ủy quyền như thế nào là do người đại diện theo pháp luật của công ty quyết định. Và trong bất cứ hoàn cảnh nào, công ty cũng có quyền hủy việc ủy quyền cho giám đốc chi nhánh.

Khi chi nhánh ký kết một số hợp đồng hoặc thực hiện một số công việc mà cần sự cho phép của công ty, giám đốc chi nhánh phải xuất trình được văn bản uỷ quyền của công ty cho chi nhánh.

4. Điều kiện để trở thành giám đốc chi nhánh.

Điều kiện để trở thành giám đốc chi nhánh

Theo quy định tại khoản 24 điều 4 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định về người quản lý doanh nghiệp như sau:

Người quản lý doanh nghiệp là người quản lý doanh nghiệp tư nhân và người quản lý công ty, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác theo quy định tại Điều lệ công ty.

Vì vậy để được bổ nhiệm trở thành giám đốc chi nhánh cần thực hiện các trách nhiệm sau:

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao theo quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan, Điều lệ công ty, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông;

- Thực hiện quyền và nghĩa vụ được giao một cách trung thực, cẩn trọng, tốt nhất nhằm bảo đảm lợi ích hợp pháp tối đa của công ty;

- Trung thành với lợi ích của công ty và cổ đông; không lạm dụng địa vị, chức vụ và sử dụng thông tin, bí quyết, cơ hội kinh doanh, tài sản khác của công ty để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác;

- Thông báo kịp thời, đầy đủ, chính xác cho công ty về nội dung quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật doanh nghiệp năm 2020 như sau: Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và người quản lý khác của công ty phải kê khai cho công ty về các lợi ích liên quan của mình, bao gồm:

+ Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà họ làm chủ hoặc sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần; tỷ lệ và thời điểm làm chủ, sở hữu phần vốn góp hoặc cổ phần đó;

+ Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp mà những người có liên quan của họ làm chủ, cùng sở hữu hoặc sở hữu riêng phần vốn góp hoặc cổ phần trên 10% vốn điều lệ;

- Trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.

Nếu Quý khách hàng mong muốn được giúp đỡ và sử dụng dịch vụ tư vấn về điều kiện để trở thành giám đốc chi nhánh, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất.

Xin vui lòng liên hệ theo hình thức sau :

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải