Đang gửi...

Nhãn hiệu tập thể là gì?

Lượt xem 3291
Nhằm bảo hộ thương hiệu cho một loại sản phẩm chung của một tập thể, từ đó, hướng tới quảng bá thương hiệu sản phẩm của địa phương và tạo thế cạnh tranh công bằng cho sản phẩm này trên thị trường, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã quy định về nhãn hiệu tập thể và việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Vậy nhãn hiệu tập thể là gì?

Mục lục

Tại Việt Nam, hoạt động sản xuất, kinh doanh theo làng nghề truyền thống hay sản xuất, kinh doanh các sản vật địa phương tương đối phổ biến. Nhằm bảo hộ thương hiệu cho một loại sản phẩm chung của một tập thể, từ đó, hướng tới quảng bá thương hiệu sản phẩm của địa phương và tạo thế cạnh tranh công bằng cho sản phẩm này trên thị trường, pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam đã quy định về nhãn hiệu tập thể và việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể. Vậy, nhãn hiệu tập thể là gì?

1. Khái niệm nhãn hiệu tập thể

Theo quy định tại khoản 17 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì: “Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.”

Như vậy, về bản chất thì nhãn hiệu tập thể vẫn là một loại nhãn hiệu. Vậy nên, nhãn hiệu tập thể cũng là các dấu hiệu nhìn thấy được (dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc). Nhãn hiệu tập thể cũng thực hiện chức năng phân biệt giữa hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể này với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác trên thị trường.

Đặc điểm riêng của nhãn hiệu tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu là một tổ chức. Các thành viên trong tổ chức sẽ được sử dụng nhãn hiệu của tổ chức mình cho sản phẩm mà mình làm ra, theo các quy định của quy chế sử dụng nhãn hiệu được xây dựng cụ thể. Như vậy, nhãn hiệu này không thuộc quyền sở hữu của riêng một cá nhân hay một doanh nghiệp, mà thuộc quyền sở hữu chung của tổ chức với nhiều thành viên khác nhau. Nói cách khác, nhãn hiệu tập thể cho phép một nhóm các chủ thể có quyền sử dụng cùng một nhãn hiệu cho một loại sản phẩm.

MỘT SỐ NHÃN HIỆU TẬP THỂ
                        

 

2. Đăng ký nhãn hiệu tập thể để làm gì?

Việc đăng ký nhãn hiệu tập thể thường hướng tới 02 mục đích sau:

  • Thực hiện chức năng phân biệt các loại sản phẩm của một tập thể, vùng miền với những loại sản phẩm khác.
  • Nhằm khuếch trương các sản phẩm mang đặc trưng của một vùng nhất định, tạo danh tiếng cho sản phẩm, hướng đến tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường với các sản phẩm cùng loại.

Trong hai mục đích trên, mục đích thứ 2 thường được chú trọng và đặt làm mục đích cốt lõi của việc đăng ký nhãn hiệu tập thể. Trên thực tế, nhiều sản phẩm (đặc biệt là nông sản) thường mang những đặc trưng của vùng miền, vậy nên, để nhấn mạnh yếu tố đặc trưng, cùng với việc đảm bảo cho mọi người sản xuất, kinh doanh sản phẩm đều có quyền công bằng trong việc hưởng lợi thế cạnh tranh từ đặc trưng của sản phẩm, là rất quan trọng. Vậy nên, nhãn hiệu tập thể chính là giải pháp tối ưu, để các chủ thể liên minh lại, dưới cùng một loại nhãn hiệu, đưa sản phẩm có cùng một đặc trưng đến với người tiêu dùng, tạo niềm tin và khẳng định chất lượng của sản phẩm.

3. Quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể

Theo quy định hiện hành, tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể.

Như vậy, chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu phải là một tổ chức tập thể và phải được thành lập hợp pháp, ví dụ như hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ của một địa phương.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc các cá nhân hay cơ sở sản xuất độc lập đều không có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể. Nếu muốn được sử dụng nhãn hiệu tập thể, các chủ thể này chỉ có một giải pháp là trở thành thành viên của một tổ chức tập thể có đăng ký nhãn hiệu tập thể.

4. Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể

Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tập thể bao gồm:

STT

Giấy tờ

Số lượng

Ghi chú

1

Tờ khai theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN

02

Nội dung tờ khai bao gồm: mẫu nhãn hiệu, phần mô tả nhãn hiệu, danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

+ Phần mô tả nhãn hiệu trong tờ khai phải nêu rõ nhãn hiệu đăng ký là nhãn hiệu tập thể; các yếu tố cấu thành; ý nghĩa của nhãn hiệu; phiên âm từ ngữ thuộc ngôn ngữ hình tượng; dịch sang tiếng Việt của từ ngữ bằng tiếng nước ngoài; nêu rõ nội dung và ý nghĩa của yếu tố hình; nếu yêu cầu bảo hộ nhãn hiệu màu thì phải chỉ rõ yêu cầu đó và nêu tên màu sắc thể hiện trên nhãn hiệu.

+ Danh mục hàng hoá, dịch vụ phải được nêu rõ và xếp nhóm phù hợp theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá dịch vụ (ban hành kèm theo Thoả ước Ni-xơ).

2

Mẫu nhãn hiệu

09

Mẫu nhãn hiệu được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm. Tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai.

3

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể

01

Quy chế phải có đủ nội dung tối thiểu theo quy định, bao gồm tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể; tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể; danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu; điều kiện sử dụng nhãn hiệu; biện pháp xử lý vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu; thông tin về nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu; nghĩa vụ của người được sử dụng nhãn hiệu; quyền của chủ sở hữu nhãn hiệu, cơ chế cấp phép, kiểm soát, kiểm tra việc sử dụng nhãn hiệu.

4

Bản thuyết minh về tính chất, chất lượng đặc trưng (hoặc đặc thù) của sản phẩm mang nhãn hiệu

01

Yêu cầu đối với nhãn hiệu tập thể dùng cho sản phẩm có tính chất đặc thù.

5

Chứng từ nộp phí, lệ phí

 

 

Lưu ý: Mỗi đơn chỉ được yêu cầu đăng ký 01 nhãn hiệu dùng cho 01 hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ.

5. Quy trình đăng ký nhãn hiệu tập thể

Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể được xử lý tại Cục Sở hữu trí tuệ theo trình tự tổng quát sau

Thẩm định hình thức

Đây là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ.

Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Công bố đơn hợp lệ:

Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

Thẩm định nội dung:

Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể đã được công nhận là hợp lệ sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.

Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Nếu thẩm định nội dung cho thấy nhãn hiệu đạt yêu cầu bảo hộ thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và được bảo hộ với thời hạn là 10 năm (có thể gia hạn thêm)

Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ Luật Doanh Trí

Liên hệ Hotline: 0911.233.955 hoặc Email: luatdoanhtri@gmail.com

Luật Doanh Trí hân hạnh được đồng hành và hỗ trợ Quý khách hàng!

Bài viết ngày được thực hiện bởi: adconline

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải