Nhãn hiệu liên kết là gì?
Mục lục
Trên thực tế, một chủ thể có thể đăng ký nhiều nhãn hiệu khác nhau cho cùng một loại sản phẩm, dịch vụ của mình. Mục đích của việc đăng ký này là nhằm ngăn chặn các chủ thể khác đăng ký những nhãn hiệu tương tự với nhãn hiệu mà doanh nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ đối với cùng một loại sản phẩm, dịch vụ. Những nhãn hiệu thuộc trường hợp này chính là Nhãn hiệu liên kết – một loại nhãn hiệu được ghi nhận và bảo hộ hợp pháp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành.
1. Khái niệm nhãn hiệu liên kết
Theo quy định tại khoản 19 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ thì: “Nhãn hiệu liên kết là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.”
Như vậy, khái niệm nhãn hiệu liên kết không chỉ một nhãn hiệu mà chỉ một nhóm gồm nhiều nhãn hiệu. Điểm đặc biệt của nhóm nhãn hiệu này là có thể trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm cùng loại hoặc tương tự hoặc có liên quan với nhau. Thông thường, việc trùng hoặc tương tự với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại sẽ là điều kiện để từ chối bảo hộ nhãn hiệu, song, nhãn hiệu liên kết có thể được coi là một ngoại lệ về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu.
Nhãn hiệu là các dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau trên thị trường, tuy nhiên trong trường hợp này, các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự này đều do cùng một chủ thể đăng ký, vậy nên không ảnh hưởng đến ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu. Hơn thế, việc đăng ký sẽ giúp các chủ thể sở hữu nhãn hiệu có thể bảo hộ tốt hơn cho các nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ mà mình cung cấp.
2. Khả năng phân biệt của nhãn hiệu liên kết
Theo quy định hiện hành, một nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không thuộc các trường hợp không có khả năng phân biệt. Như vậy, nhãn hiệu liên kết – một loại nhãn hiệu theo quy định – cũng được coi là có khả năng phân biệt nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định trên.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 74 thì nhãn hiệu bị coi là không có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó là dấu hiệu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Hình và hình hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng, trừ trường hợp các dấu hiệu này đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu;
- Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hóa, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, thường xuyên, nhiều người biết đến;
- Dấu hiệu chỉ thời gian, địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị hoặc các đặc tính khác mang tính mô tả hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã đạt được khả năng phân biệt thông qua quá trình sử dụng trước thời điểm nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;
- Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;
- Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp dấu hiệu đó đã được sử dụng và thừa nhận rộng rãi với danh nghĩa một nhãn hiệu hoặc được đăng ký dưới dạng nhãn hiệu tập thể hoặc nhãn hiệu chứng nhận;
- Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý của người khác;
- Dấu hiệu trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp của người khác được bảo hộ trên cơ sở đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp.
Như vậy, trên thực tế các nhãn hiệu liên kết của cùng một chủ thể có thể trùng hoặc tương tự nhau, song vẫn phải phân biệt với các dấu hiệu của các chủ thể khác.
3. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu liên kết
* Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu liên kết bao gồm:
- Tờ khai theo mẫu số 04-NH, Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
- 09 mẫu nhãn hiệu được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm. Tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai.
- Chứng từ nộp phí, lệ phí
Lưu ý: Mỗi đơn chỉ được yêu cầu đăng ký 01 nhãn hiệu dùng cho 01 hoặc nhiều hàng hoá, dịch vụ.
* Quy trình đăng ký nhãn hiệu liên kết
Đơn đăng ký nhãn hiệu liên kết được xử lý tại Cục Sở hữu trí tuệ theo trình tự tổng quát sau:
Thẩm định hình thức |
Đây là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức, về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. |
Công bố đơn hợp lệ |
Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu liên kết là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo. |
Thẩm định nội dung |
Đơn đăng ký nhãn hiệu liên kết đã được công nhận là hợp lệ sẽ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ. Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 09 tháng kể từ ngày công bố đơn. |
Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu |
Nếu thẩm định nội dung cho thấy nhãn hiệu đạt yêu cầu bảo hộ thì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và được bảo hộ với thời hạn là 10 năm (có thể gia hạn thêm) |
Trên đây là những thông tin cơ bản về Nhãn hiệu liên kết và bảo hộ nhãn hiệu liên kết. Vui lòng xem thêm các dịch vụ khác tại Luật Doanh Trí
Liên hệ: 0911.233.955 hoặc Email: [email protected]
Luật Doanh Trí hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách!
Bài viết ngày được thực hiện bởi: adconline
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
- BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ NĂM 2022 TẠI BÁC NINH
- ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN WEBSITE TẠI QUẢNG NINH MỚI NHẤT NĂM 2022
- Cập nhật những quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Ba điều cần biết trước khi đăng ký bản quyền tác giả
- Thuê người viết bài có vi phạm pháp luật không?
- Nhãn hiệu không phải nhãn hàng hoá - Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu