Nhãn hiệu là gì?
Mục lục
Hiện nay, nhãn hiệu trở thành một đối tượng quan trọng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhãn hiệu có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp, thực hiện chức năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời tạo điểm nhấn cho doanh nghiệp, là cơ sở để doanh nghiệp xây dựng thương hiệu và cạnh tranh công bằng trong hoạt động kinh doanh trên thị trường. Vậy, nhãn hiệu là gì?
1. Nhãn hiệu là gì?
Theo quan điểm của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành, nhãn hiệu được định nghĩa là “dấu hiệu để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.
Như vậy, dưới góc độ chung nhất thì nhãn hiệu có thể hiểu là bất kì dấu hiệu nào có thể nhận biết được để xác định và phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác nhau. Nếu tuân thủ chặt chẽ nguyên tắc dấu hiệu phải phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp này với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp khác, thì các kiểu và các loại dấu hiệu sau có thể được xem xét, cụ thể: từ ngữ, chữ cái và số, các yếu tố hình họa, sự kết hợp giữa các dấu hiệu nói trên, nhãn hiệu màu, các dấu hiệu ba chiều, các dấu hiệu thính giác (nhãn hiệu âm thanh), các nhãn hiệu khứu giác (nhãn hiệu mùi vị) và các dấu hiệu không nhìn thấy được bằng mắt thường khác (các dấu hiệu được nhận biết bằng xúc giác).
Tuy nhiên, các quốc gia có thể đặt ra các hạn chế hay loại trừ đối với việc đăng kí bảo hộ nhãn hiệu sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn tại quốc gia mình. Tại Việt Nam, dấu hiệu được dùng làm nhãn hiệu là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
2. Các loại nhãn hiệu
Hiện nay, trên thế giới có một số loại nhãn hiệu phổ biến là:
Nhãn hiệu hàng hóa, dịch vụ |
Là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Ví dụ: |
Nhãn hiệu tập thể |
Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó. Ví dụ: |
Nhãn hiệu chứng nhận |
Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu đó cho phép các chủ thể khác sử dụng để chứng nhận các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu. Ví dụ: |
Nhãn hiệu liên kết |
Là nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau. Ví dụ: |
Nhãn hiệu nổi tiếng |
Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi. Ví dụ: |
3. Phân biệt nhãn hiệu với tên thương mại
- Tên thương mại:
Theo khoản 21 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam hiện hành thì: “Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.”
Như vậy, nếu nhãn hiệu là công cụ dùng để phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ giữa các doanh nghiệp với nhau, thì tên thương mại lại là công cụ để phân biệt bản thân một doanh nghiệp này với các doanh nghiệp khác mà không xét đến hàng hóa hay dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra thị trường.
Ví dụ:
Tên thương mại: Công ty trách nhiệm hữu hạn Tư vấn đầu tư Luật Doanh Trí
Nhãn hiệu:
- Chỉ dẫn địa lý
Theo khoản 22 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ: “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.”
Như vậy, mục đích chính của chỉ dẫn địa lý là để chỉ dẫn nguồn gốc địa lý của sản phẩm. Sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý có danh tiếng, chất lượng hoặc đặc tính chủ yếu do điều kiện địa lý của khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hoặc nước tương ứng với chỉ dẫn địa lý đó quyết định.
Ví dụ:
Trên đây là những thông tin về nhãn hiệu mà Luật Doanh Trí cung cấp, để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ:
Hotline: (024) 6293.8326 - 0962 515 363
Email: [email protected]
Website: luatdoanhtri.vn
Bài viết ngày được thực hiện bởi: adconline
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU CÓ YẾU TỐ NƯỚC NGOÀI MỚI NHẤT NĂM 2022
- BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ TẠI TỈNH NAM ĐỊNH MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỢP ĐỒNG CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN MỚI NHẤT NĂM 2022
- HỒ SƠ THỦ TỤC ĐĂNG KÝ SÁNG CHẾ NĂM 2022 TẠI BÁC NINH
- ĐIỀU KIỆN BẢO HỘ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC GIA HẠN GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KIỂU DÁNG CÔNG NGHIỆP MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ TÊN THƯƠNG MẠI MỚI NHẤT NĂM 2022
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢN QUYỀN WEBSITE TẠI QUẢNG NINH MỚI NHẤT NĂM 2022
- Cập nhật những quy định mới về trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu
- Đăng ký bản quyền tác giả cho logo thương hiệu
- Ba điều cần biết trước khi đăng ký bản quyền tác giả
- Thuê người viết bài có vi phạm pháp luật không?
- Nhãn hiệu không phải nhãn hàng hoá - Một số khái niệm dễ nhầm lẫn với nhãn hiệu