Đang gửi...

HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM LÀ GÌ? CÓ BAO NHIÊU LOẠI HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM?

Lượt xem 186
Bảo hiểm là phương thức bảo vệ trước những tổn thất tài chính. Đó là hình thức quản lý rủi ro, chủ yếu được sử dụng để bảo hiểm cho những rủi ro ngẫu nhiên hoặc tổn thất có thể xảy ra. Một doanh nghiệp cung cấp bảo hiểm được gọi là nhà bảo hiểm, công ty bảo hiểm. Khi tham gia bảo hiểm hợp đồng bảo hiểm là yếu tố quan trọng không thể thiếu mà bạn cần phải chú trọng để bảo vệ quyền lợi của bản thân khi mua bảo hiểm. Trong phạm vi bài viết “Hợp đồng bảo hiểm là gì? Có bao nhiêu loại hợp đồng bảo hiểm” Luật Doanh Trí sẽ cung cấp đến Quý khách hàng những thông tin pháp lý mới nhất về vấn đề trên.

Mục lục

I. Căn cứ pháp lý.

- Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (Sửa đổi bổ sung năm 2010 và 2019);

- Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật kinh doanh bảo hiểm và Luật kinh doanh bảo hiểm sửa đổi;

- Nghị định 80/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi;

- Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;

- Thông tư 01/2019/TT-BTC sửa đổi Thông tư 50/2017/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 73/2016/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm và Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

II. Hợp đồng kinh doanh bảo hiểm.

Theo quy định tại khoản khoản 1 Điều 12 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

Sự kiện bảo hiểm là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm.

III. Đặc điểm của hợp đồng bảo hiểm.      

Hợp đồng bảo hiểm có các đặc điểm, tính chất đặc thù sau đây:

- Hợp đồng bảo hiểm mang tính tương thuận: Hợp đồng bảo hiểm được thiết lập dựa trên sự chấp thuận của cả đôi bên trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, tự do giao kết trong khuôn khổ pháp luật và đạo đức xã hội.

- Hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng song vụ: Các bên ký kết đều có quyền và nghĩa vụ, quyền của bên này là nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Người bảo hiểm phải đảm bảo cho các rủi ro còn người được bảo hiểm phải trả phí bảo hiểm.

- Hợp đồng bảo hiểm có tính chất may rủi: Nếu không tồn tại sự kiện bảo hiểm thì không có việc giao kết cũng như tồn tại hiệu lực của Hợp đồng bảo hiểm.

- Hợp đồng bảo hiểm có tính chất tin tưỏng tuyệt đối: Mối quan hệ giữa bên mua bảo hiểm và người bảo hiểm được thiết lập trong tình trạng tạo ra rủi ro cho nhau. Do đó, để tồn tại và có thể thực hiện thì hai bên phải có sự tin tưởng lẫn nhau. Tính chất tin tưởng tuyệt đối và nguyên tắc trung thực tối đa chỉ là hai mặt của cùng một vấn đề.

- Hợp đồng bảo hiểm có tính chất phải trả tiền: Mối quan hệ quyền và nghĩa vụ giữa hai bên thể hiện ở mối quan hệ tiền tệ. Bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền phí bảo hiểm, người bảo hiểm có nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm/bồi thường khi có sự kiện bảo hiểm xảy ra.

- Hợp đồng bảo hiển có tính chất gia nhập: Hợp đồng bảo hiểm là một hợp đồng theo mẫu. Quy tắc bảo hiểm (nội dung chính của Hợp đồng) do người bảo hiểm soạn thảo trước, bên mua bảo hiểm sau đọc thấy phù hợp với nhu cầu của mình thì gia nhập vào.

- Hợp đồng bảo hiểm có tính dân sự - thường mại hỗn hợp: Bên mua bảo hiểm có thể là một thể nhân hoặc pháp nhân dân sự hay thương mại, người bảo hiểm cũng có thể là một pháp nhân dân sự  hay thương mại. Do đó, mối quan hệ giữa họ, cụ thể là hợp đồng bảo hiểm sẽ có thể có tính dân sự hay thương mại thuần túy hoặc dân sự - thương mại hỗn hợp.

IV. Các loại hợp đồng bảo hiểm.

Luật Kinh doanh bảo hiểm liệt kê 04 loại hợp đồng bảo hiểm:

- Hợp đồng bảo hiểm con người;

- Hợp đồng bảo hiểm tài sản;

- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự;

- Hợp đồng bảo hiểm hàng hải.

1. Hợp đồng bảo hiểm con người

- Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm con người là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai nạn con người.

- Bên mua bảo hiểm chỉ có thể mua bảo hiểm cho những người sau đây:

+ Bản thân bên mua bảo hiểm;

+ Vợ, chồng, con, cha, mẹ của bên mua bảo hiểm;

+ Anh, chị, em ruột; người có quan hệ nuôi dưỡng và cấp dưỡng;

+ Người khác, nếu bên mua bảo hiểm có quyền lợi có thể được bảo hiểm.

- Số tiền bảo hiểm hoặc phương thức xác định số tiền bảo hiểm được bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

2. Hợp đồng bảo hiểm tài sản

- Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản.

- Số tiền bảo hiểm là số tiền mà bên mua bảo hiểm yêu cầu bảo hiểm cho tài sản đó.

3. Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự

- Đối tượng của hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự được hiểu là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo quy định tại Điều 52 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000.

- Số tiền bảo hiểm là số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

4. Hợp đồng bảo hiểm hàng hải

- Hợp đồng bảo hiểm hàng hải là hợp đồng bảo hiểm các rủi ro hàng hải, theo đó người được bảo hiểm phải nộp phí bảo hiểm theo thỏa thuận và người bảo hiểm cam kết bồi thường cho người được bảo hiểm những tổn thất hàng hải thuộc trách nhiệm bảo hiểm theo cách thức và điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng.

- Đối tượng hợp đồng bảo hiểm hàng hải là bất kỳ quyền lợi vật chất nào có thể quy ra bằng tiền liên quan đến hoạt động hàng hải, bao gồm:

+ Tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa hay các tài sản khác bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải;

+ Giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa, tiền thuê tàu, tiền thuê mua tàu, tiền lãi ước tính của hàng hóa, các khoản hoa hồng, các khoản tiền cho vay, bảo đảm tiền ứng trước, chi phí bị nguy hiểm khi tàu biển, tàu biển đang đóng, hàng hóa hay các tài sản khác bị đe dọa bởi các rủi ro hàng hải;

+ Trách nhiệm dân sự phát sinh do các rủi ro hàng hải.

- Số tiền bảo hiểm:

+ Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, người được bảo hiểm phải kê khai số tiền cần bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm.

+ Số tiền bảo hiểm là số tiền mà người bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.

+ Trường hợp số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm thì người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất theo tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm, kể cả các chi phí khác thuộc phạm vi bảo hiểm.

+ Trường hợp số tiền bảo hiểm ghi trong hợp đồng bảo hiểm lớn hơn giá trị bảo hiểm thì phần tiền vượt quá giá trị bảo hiểm không được thừa nhận.

Nếu Quý khách hàng mong muốn được giúp đỡ và sử dụng dịch vụ tư vấn về hợp đồng bảo hiểm, đừng ngần ngại liên hệ với Luật Doanh Trí. Chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn và mang đến cho Quý khách hàng dịch vụ tốt nhất.

Xin vui lòng liên hệ theo hình thức sau :

Hotline: 024 88 83 83 83

Email: luatdoanhtri @gmail.com

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách hàng.

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Nguyễn Thị Thuỳ Trang

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải