ĐIỀU KIỆN YÊU CẦU ĐỐI VỚI VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA NGUY HIỂM TRÊN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Mục lục
Điều kiện yêu cầu đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa
Xem thêm: Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh vận tải hành khách
1. Cơ sở pháp lý
- Luật hoá chất 2007;
- Luật bảo vệ môi trường 2014;
- Nghị định 42/2020/NĐ-CP quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa;
- Thông tư 37/2020/TT-BCT quy định về Danh mục hàng hóa nguy hiểm phải đóng gói trong quá trình vận chuyển và vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa do Bộ Công thương ban hành.
2. Hàng hóa nguy hiểm bao gồm những gì?
Hàng hóa nguy hiểm (tiếng Anh: Dangerous Goods) là những hàng hóa trong quá trình vận chuyển có nguy cơ đối với sức khỏe, an toàn, tài sản hoặc môi trường.
Hàng hóa nguy hiểm là những loại hàng trong quá trình bảo quản, vận chuyển, xếp dỡ có thể phát sinh những sự cố như ăn mòn, ngộ độc, bùng cháy, bùng nổ, phóng xạ... gây thiệt hại lớn đến tính mạng con người, huỷ hoại hàng hoá, làm hư hỏng phương tiện, công trình thì gọi là hàng hóa nguy hiểm, phóng xạ. (Theo The Shipping Channel).
Theo quy định tại Nghị định số 42/2020 của Chính phủ (quy định danh mục hàng hoá nguy hiểm, vận chuyển hàng hoá nguy hiểm bằng phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, vận chuyển trên đường thuỷ nội địa), hàng hóa nguy hiểm được phân thành 9 nhóm (chất nổ và vật phẩm dễ nổ, khí, chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy, chất độc, chất phóng xạ…). Tổ chức, cá nhân vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thuộc danh mục được quy định tại nghị định trên phải có giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm.
Đường thủy: Căn cứ tính chất hóa học, lý học, hàng hóa nguy hiểm được phân thành 09 loại và các nhóm sau:
Loại 1: Chất nổ.
Nhóm 1.1: Chất nổ.
Nhóm 1.2: Vật liệu nổ công nghiệp.
Loại 2: Chất khí dễ cháy, độc hại.
Nhóm 2.1: Khí ga dễ cháy.
Nhóm 2.2: Khí ga độc hại.
Loại 3: Chất lỏng dễ cháy.
Loại 4: Chất rắn dễ cháy.
Nhóm 4.1: Chất đặc dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ đặc khử nhậy.
Nhóm 4.2: Chất dễ tự bốc cháy.
Nhóm 4.3: Chất khi gặp nước tạo ra khí dễ cháy.
Loại 5: Chất oxy hóa.
Nhóm 5.1: Chất oxy hóa.
Nhóm 5.2: Hợp chất oxit hữu cơ.
Loại 6: Chất độc hại, lây nhiễm.
Nhóm 6.1: Chất độc hại.
Nhóm 6.2: Chất lây nhiễm.
Loại 7: Chất phóng xạ.
Loại 8: Chất ăn mòn.
Loại 9: Chất và hàng hóa nguy hiểm khác.
3. Vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa
Khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, chủ hàng và người vận chuyển phải cùng nhau giải quyết thủ tục theo đúng "qui định vận chuyển hàng hóa nguy hiểm" do Bộ giao thông vận tải ban hành.
Các yêu cầu khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường thuỷ:
- Cảng khởi hành sau khi nhận giấy vận chuyển trong vòng 10 ngày phải duyệt và thông báo cho chủ hàng biết. Khi đã nhận vận chuyển thì phải thông báo thời gian và địa điểm xếp hàng cho chủ hàng biết và sau khi đã thoả thuận hợp đồng vận chuyển thì phải ưu tiên vận chuyển trước. Nếu hàng hóa nguy hiểm phải qua cảng chuyển tải thì phải xin ý kiến của cảng chuyển tải.
- Khi xếp hàng xuống tàu phải xếp theo đúng sơ đồ xếp hàng đã lập. Cảng khởi hành phải báo chính xác thời gian chủ hàng phải đưa hàng tới cảng, chậm nhất là trước 24 giờ khi chủ hàng đưa hàng tới cảng.
- Sau khi xếp hàng xuống tàu xong, phải điện báo ngay cho cảng mà tàu sẽ chở hàng tới biết. Khi nhận được tin hàng sẽ tới cảng, cảng này phải báo ngay cho người nhận hàng để chuẩn bị nhận hàng. Khi hàng đã tới cảng thì cảng phải yêu cầu người nhận hàng dỡ hàng ngay.
- Khi xếp hay dỡ các loại hàng hóa nguy hiểm cấp 1 phải tiến hành ở nơi xa khu đông dân cư, khu công nghiệp, trường học. Nếu loại này có khối lượng quá ít hoặc là những loại ít nguy hiểm thì phải tiến hành xếp hay dỡ ở nơi xa của tàu lương thực, thực phẩm.
- Hàng rất độc không được sang mạn ở vũng tàu, đặc biệt là ở các cảng sông.
Vận chuyển hàng hoá nguy hiểm trên đường thuỷ nội địa
Xem thêm: Thủ tục đăng ký kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam
4. Cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trên đường thủy nội địa
4.1 Thành phần hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm;
- Giấy chứng nhận tổ chức, cá nhân được phép hoạt động kinh doanh hàng nguy hiểm hoặc được phép kinh doanh vận chuyển hàng hóa theo quy định của pháp luật hiện hành;
- Bảng kê khai các thông tin về hàng nguy hiểm;
- Giấy phép điều khiển phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực của người điều khiển phương tiện vận chuyển phù hợp với loại phương tiện dùng để vận chuyển hàng nguy hiểm;
- Giấy đăng ký phương tiện vận chuyển, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan có thẩm quyền cấp; Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện vận chuyển còn thời hạn hiệu lực do cơ quan Bảo hiểm cấp cho chủ phương tiện;
- Bản sao hợp đồng thương mại hoặc bản sao văn bản thỏa thuận về việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận (nếu có) của các bên ký hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận trong trường hợp tổ chức, cá nhân có hàng nguy hiểm cần vận chuyển phải thuê phương tiện vận chuyển;
- Chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động - vệ sinh lao động còn thời hạn hiệu lực của những người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;
- Giấy chứng nhận đã tham gia, hoàn thành khóa đào tạo và huấn luyện kỹ thuật an toàn hóa chất còn thời hạn hiệu lực do Sở Công Thương cấp cho người điều khiển phương tiện vận chuyển, người áp tải và người tham gia vận chuyển hàng nguy hiểm;
- Phiếu an toàn hóa chất của hàng nguy hiểm cần vận chuyển bằng tiếng Việt của doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu hàng nguy hiểm;
- Phương án ứng cứu khẩn cấp sự cố hóa chất trong vận chuyển hàng nguy hiểm được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Phương án làm sạch thiết bị và thực hiện các yêu cầu về bảo vệ môi trường sau khi kết thúc việc vận chuyển hàng nguy hiểm có chữ ký, đóng dấu xác nhận của tổ chức, cá nhân đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm.
4.2 Thủ tục, trình tự cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa
Thủ tục, trình tự cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa
Xem thêm: Tư vấn mua nhà ở cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ của tổ chức, cá nhân, cụ thể:
Việc thẩm định thực tế được thực hiện như sau:
- Việc thẩm định thực tế được sử dụng chuyên gia và thành lập Tổ thẩm định để thực hiện. Tổ thẩm định do Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra quyết định thành lập;
- Sau khi kết thúc thẩm định thực tế, Tổ thẩm định phải lập Biên bản thẩm định thực tế, trong đó phải kết luận rõ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm phù hợp hoặc không phù hợp với quy định và kiến nghị cấp hoặc không cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân hoặc nêu rõ các nội dung yêu cầu tổ chức, cá nhân phải khắc phục (nếu hồ sơ có Điểm chưa phù hợp). Biên bản thẩm định thực tế được lập thành 02 (hai) bản và được các thành viên Tổ thẩm định và đại diện pháp lý của tổ chức, cá nhân ký tên xác nhận và mỗi bên giữ 01 (một) bản có giá trị pháp lý như nhau.
- Trường hợp tổ chức, cá nhân không phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày có Biên bản thẩm định thực tế, Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng có trách nhiệm cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm cho tổ chức, cá nhân
- Trường hợp tổ chức, cá nhân phải thực hiện hành động khắc phục để hoàn thiện hồ sơ cấp Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm thì thời hạn khắc phục tối đa không quá 30 (ba mươi) ngày làm việc, kể từ ngày có Biên bản thẩm định thực tế.
IV. Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm
Thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp tương ứng với từng loại hình vận chuyển:
- Giấy phép vận chuyển được cấp theo thời kỳ vận chuyển hoặc cấp theo lô hàng cần vận chuyển;
- Đối với Giấy phép vận chuyển cấp theo thời kỳ vận chuyển: thời hạn hiệu lực của Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm không quá 12 tháng, kể từ ngày cấp nhưng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong các thành phần hồ sơ quy định tại các Điểm b, d, đ, e, g, k, l Khoản 1 Điều 4 Thông tư này (Thông tư 09/2016/TT-BKHCN)
- Đối với Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm được cấp theo từng lô hàng cần vận chuyển: thời hạn vận chuyển lô hàng không được vượt quá thời hạn hiệu lực còn lại của một trong các thành phần hồ sơ quy định tại các Điểm b, d, đ, e, g, k, l Khoản 1 Điều 4 Thông tư này. Giấy phép vận chuyển hàng nguy hiểm này sẽ hết hiệu lực ngay sau thời điểm kết thúc việc vận chuyển.
Trên đây là ý kiến giải đáp về điều kiện yêu cầu đối với vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường thủy nội địa. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Tô Anh Thư
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Thủ tục công bố hợp quy máy tính xách tay nhập khẩu tại Bắc Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Quảng Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng trung tâm thương mại tại Vĩnh Phúc mới nhất năm 2022
- Thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu ô tô tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép thành lập sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất 2022
- Thủ tục công bố đủ điều cung cấp dịch vụ diệt côn trùng theo quy định pháp luật mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục công bố mỹ phẩm mới nhất tại Việt Nam năm 2023
- đăng ký lưu hành chế phẩm diệt khuẩn trên máy bay mới nhất năm 2023 tại Việt Nam
- Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam