TƯ VẤN MUA NHÀ Ở CHO NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI
Mục lục
Tư vấn mua nhà ở cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài
Xem thêm: Thủ tục hồi hương, trở lại, thôi, nhập quốc tịch Việt Nam
1. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai 2013;
- Luật quốc tịch Việt Nam 2014;
- Bộ luật dân sự 2015;
- Nghị định 148/2020 sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai
2. Xác định địa vị pháp lý của Việt kiều
Căn cứ Điều 3 và Điều 11 Luật Quốc tịch Việt Nam sửa đổi 2014:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài: là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài: là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.
Đối chiếu quy định nêu trên thì Việt kiều được coi là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Do vậy, việc mua, sở hữu nhà tại Việt Nam sẽ được áp dụng theo chính sách đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Một trong các giấy tờ sau đây có giá trị chứng minh người có quốc tịch Việt Nam:
(i) Giấy khai sinh; trường hợp Giấy khai sinh không thể hiện rõ quốc tịch Việt Nam thì phải kèm theo giấy tờ chứng minh quốc tịch Việt Nam của cha mẹ;
(ii) Giấy chứng minh nhân dân;
(iii) Hộ chiếu Việt Nam;
(iv) Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam, Quyết định cho trở lại quốc tịch Việt Nam, Quyết định công nhận việc nuôi con nuôi đối với trẻ em là người nước ngoài, Quyết định cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.
Xác định địa vị pháp lý của Việt kiều
Xem thêm: Địa chỉ làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh
3. Quyền sở hữu nhà ở và đất ở của Việt kiều
Căn cứ Điều 169 và Điều 186 Luật Đất đai năm 2013, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi mua nhà ở gắn liền với đất ở tại Việt Nam được sử dụng đất ổn định lâu dài. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất cũng phải thực hiện theo trình tự, thủ tục và chịu các nghĩa vụ tài chính tương tư như đối với công dân Việt Nam khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Quyền sở hữu nhà ở của Việt kiều
Xem thêm: Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng sau li hôn mới nhất năm 2022
Đồng thời, tại Điều 7 và Điều 8 Luật Nhà ở năm 2014 đã quy định cụ thể các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, trong đó có đối tượng người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì có quyền sở hữu nhà ở mà không bị hạn chế về số lượng và loại nhà ở được sở hữu.
Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và sẽ được sở hữu nhà ở thông qua hình thức:
- Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản);
- Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;
- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.
Và theo quy định tại Khoản 1 Điều 186 Luật Đất đai 2013 có nêu:
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc các đối tượng có quyền sở hữu nhà ở theo quy định của pháp luật về nhà ở thì có quyền sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
Như vậy, nếu Việt kiều đáp ứng các điều kiện mua nhà ở Việt Nam sẽ được công nhận quyền sở hữu nhà ở khi mua nhà theo các hình thức như: Mua nhà của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản, mua nhà ở của hộ gia đình, cá nhân; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại.
Theo khoản 2, Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP, Việt kiều muốn mua nhà ở Việt Nam phải có giấy tờ thuộc một trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;
- Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị, có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do sở tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp; hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Trên đây là ý kiến tư vấn mua nhà ở cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Tô Anh Thư
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Thủ tục công bố hợp quy máy tính xách tay nhập khẩu tại Bắc Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Quảng Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng trung tâm thương mại tại Vĩnh Phúc mới nhất năm 2022
- Thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu ô tô tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép thành lập sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất 2022
- Thủ tục công bố đủ điều cung cấp dịch vụ diệt côn trùng theo quy định pháp luật mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục công bố mỹ phẩm mới nhất tại Việt Nam năm 2023
- đăng ký lưu hành chế phẩm diệt khuẩn trên máy bay mới nhất năm 2023 tại Việt Nam
- Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam