Đang gửi...

Điều kiện bảo hộ của sáng chế

Lượt xem 1088
Trong vòng một năm, tại Việt Nam có rất nhiều sáng chế được công bố và đưa vào áp dụng trong thực tế. Với trình độ đạo nhái sáng chế ngày càng tinh vi và phức tạp như hiện nay, để bảo vệ cho sáng chế của mình được độc quyền trên thị trường thì tác giả, chủ sở hữu sáng chế phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, không phải sáng chế nào cũng được bảo hộ bởi pháp luật. Nguyên nhân một phần là do sáng chế đó thuộc các trường hợp Nhà nước quy định không được bảo hộ sáng chế, một phần là do sáng chế không đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Do đó, để Quý khách hàng có cái nhìn đúng nhất về điều kiện bảo hộ đối với sáng chế thì trong bài viết lần này, Luật Doanh Trí xin tư vấn cho Quý khách hàng về điều kiện bảo hộ đối với sáng chế.

Mục lục

Trong vòng một năm, tại Việt Nam có rất nhiều sáng chế được công bố và đưa vào áp dụng trong thực tế. Với trình độ đạo nhái sáng chế ngày càng tinh vi và phức tạp như hiện nay, để bảo vệ cho sáng chế của mình được độc quyền trên thị trường thì tác giả, chủ sở hữu sáng chế phải thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, không phải sáng chế nào cũng được bảo hộ bởi pháp luật. Nguyên nhân một phần là do sáng chế đó thuộc các trường hợp Nhà nước quy định không được bảo hộ sáng chế, một phần là do sáng chế không đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Do đó, để Quý khách hàng có cái nhìn đúng nhất về điều kiện bảo hộ đối với sáng chế thì trong bài viết lần này, Luật Doanh Trí xin tư vấn cho Quý khách hàng về điều kiện bảo hộ đối với sáng chế.

1. Sáng chế là gì?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, “Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc áp dụng các quy luật tự nhiên.”

2. Điều kiện bảo hộ đối với sáng chế

- Sáng chế là một đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành, sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:

● Có tính mới.

● Có trình độ sáng tạo.

● Có khả năng áp dụng công nghiệp.

- Lưu ý: trường hợp sáng chế chỉ đáp ứng hai điều kiện là có tính mới và có khả năng áp dụng công nghiệp thì sáng chế đó không được cấp Bằng độc quyền sáng chế mà chỉ được cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.

3. Chủ thể có quyền đăng ký sáng chế

Luật sở hữu trí tuệ quy định chỉ những tổ chức, cá nhân sau đây có quyền đăng ký sáng chế:

- Tác giả tạo ra sáng chế bằng công sức và chi phí của mình.

- Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới hình thức giao việc, thuê việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

4. Tính mới của sáng chế

- Sáng chế được coi là có tính mới nếu chưa bị bộc lộ công khai dưới bất kỳ hình thức nào ở trong nước hoặc ở nước ngoài tính tới thời điểm trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên.

- Sáng chế được coi là chưa bị bộc lộ công khai nếu chỉ có một số người có hạn được biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về sáng chế đó.

- Sáng chế không bị coi là mất tính mới nếu được công bố trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày đăng ký/ công bố thuộc một trong các trường hợp sau:

● Sáng chế bị người khác công bố nhưng không được phép của người có quyền đăng ký sáng chế.

● Sáng chế được người có quyền đăng ký sáng chế công bố dưới dạng báo cáo khoa học.

● Sáng chế được người có quyền đăng ký sáng chế trưng bày tại cuộc triển lãm quốc gia hoặc của quốc tế chính thức hoặc được thừa nhận là chính thức.

5. Trình độ sáng tạo của sáng chế

Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới bất kỳ hình thức nào ở trong nước hoặc ở nước ngoài  tính tới thời điểm trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.

6. Khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Dịch vụ pháp lý Luật Doanh Trí cung cấp trong lĩnh vực đăng ký sáng chế bao gồm:

- Tư vấn, tra cứu, đánh giá khả năng đăng ký sáng chế ở Việt Nam và nước ngoài.

- Soạn thảo hồ sơ đăng ký sáng chế và đại diện Quý khách hàng nộp đơn đăng ký sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ.

- Theo dõi tiến trình xử lý hồ sơ.

- Đại diện Quý khách hàng nhận và trả lời các công văn của Cục sở hữu trí tuệ liên quan đến việc thẩm định hồ sơ.

- Đại diện Quý khách hàng nộp các khoản phí, lệ phí theo yêu cầu của Cục sở hữu trí tuệ trong quá trình thẩm định hồ sơ.

- Tiếp nhận và gửi Quý khách hàng bản gốc Bằng độc quyền sáng chế.

- Tiến hành các thủ tục, gia hạn, chuyển nhượng, xử lý vi phạm sáng chế.

 

Trên đây là tư vấn của Luật Doanh Trí. Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký sáng chế vui lòng liên hệ trực tiếp tới Luật Doanh Trí để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.

Hotline: 0911.233.955  hoặc Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh khi được đồng hành cùng Quý Khách hàng!

Trân trọng./.

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: kieulinh

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải