DỊCH VỤ CẤP THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Mục lục
Dịch vụ cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh
Xem thêm: Thủ tục kết hôn với người Mỹ tại Việt Nam mới nhất năm 2022
1. Cơ sở pháp lý
- Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014;
- Luật cư trú 2020;
- Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều luật cư trú;
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Khái quát chung về thẻ tạm trú
Thẻ tạm trú là gì?
Thẻ tạm trú là một loại giấy tờ có giá trị lưu trú tại Việt Nam, được Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao xét cấp cho người nước ngoài có giấy phép lao động, nhà đầu tư và thân nhân người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, cho phép người này cư trú có thời hạn tại Việt Nam. Thẻ tạm trú có giá trị thay thị thực (visa) Việt Nam.
Các trường hợp xét cấp thẻ tạm trú được xét cấp cho người nước ngoài
1. Người nước ngoài là thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, tổ chức liên chính phủ tại Việt Nam và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ được cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3.
2. Người nước ngoài được cấp thị thực có ký hiệu:
- LV1: Người nước ngoài vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
- LV2: Người nước ngoài vào làm việc với các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
- ĐT: Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam.
- NN1: Người nước ngoài là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
- NN2: Người nước ngoài đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
- DH: Người nước ngoài vào thực tập, học tập dài hạn tại Việt Nam.
- PV1: Phóng viên báo chí người nước ngoài thường trú tại Việt Nam.
- LĐ: Người nước ngoài vào Việt Nam lao động.
- TT: Người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam.
Thời hạn của thẻ tạm trú
Thẻ tạm trú cho người nước ngoài bắt buộc phải có thời hạn ngắn hơn thời hạn của hộ chiếu 30 ngày và tùy trường hợp mà được xét cấp theo thời gian từ 1 đến 3 năm. Với một số trường hợp đặc biệt như chủ đầu tư tập đoàn thì có thể xin thẻ tạm trú lên đến 5 năm. Sau khi thẻ tạm trú hết hạn, đương đơn có quyền nộp đơn xin xét cấp thẻ mới.
3. Thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú
- Giấy chứng nhận hoạt động của doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài (Giấy phép ĐKKD, Giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động của VPDD, chi nhánh,… Tuỳ theo doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp thì có sẽ có những loại giấy tờ khác nhau)
- Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu hoặc là Văn bản thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
- Bản sao chứng thực Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động của người lao động nước ngoài
- Mẫu NA16 Đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu tại Cơ quan XNC
- Mẫu NA6, Công văn và đơn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
- Mẫu NA8, Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
- Giấy giới thiệu cho nhân viên người Việt Nam đi làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại Cơ quan xuất nhập cảnh.
- Hộ chiếu bản gốc (Lưu ý hộ chiếu có thị thực đúng mục đích làm việc, trường hợp trước đó người lao động nước ngoài đã được cấp thẻ tạm trú thì yêu cầu kèm theo cả thẻ tạm trú đang sử dụng);
- Giấy xác nhận đăng ký tạm trú hoặc sổ đăng ký tạm trú của người nước ngoài đã được xác nhận bởi công an phường, xã nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam. (Nếu có). Trong một số trường hợp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ yêu cầu người lao động cung cấp tại liệu này.
- Ảnh 2cmx3cm: Kèm theo 02 chiếc
Trình tự thực hiện thủ tục
Bước 1- Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật
Bước 2- Người nước ngoài xin cấp thẻ tạm trú phải thông qua cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh để làm thủ tục với Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài gửi hồ sơ tới Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
* Cán bộ quản lý xuất nhập cảnh tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:
Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết giấy biên nhận trao cho người nộp và yêu cầu nộp lệ phí cho cán bộ thu lệ phí. Cán bộ thu lệ phí nhận tiền, viết biên lai thu tiền và giao giấy biên nhận cùng biên lai thu tiền cho người nộp hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời
Bước 3- Nhận thẻ tạm trú tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương :
Người nhận đưa giấy biên nhận, biên lai thu tiền để đối chiếu. Cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả thẻ tạm trú cho người đến nhận kết quả.
Trình tự thực hiện thủ tục
Xem thêm: Kiểm tra thực tế hàng hoá là gì? Những trường hợp phải kiểm tra, miễn kiểm tra hàng hoá
Địa điểm nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú
Tuỳ thuộc vào việc trụ sở Công ty nơi người lao động nước ngoài ở tỉnh, thành phố nào và phụ thuộc vào việc Cơ quan cấp giấy phép lao động là cơ quan nào mà khi đó xác định việc nộp hồ sơ và làm thủ tục cấp thẻ tạm trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hay Phòng quản lý xuất nhập cảnh. Về việc này xin vui lòng liên hệ để được tư vấn và chỉ dẫn chính xác việc nộp ở đâu là đúng theo quy định.
Thời gian thực hiện thủ tục
Thời gian theo quy định để cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Trên đây là ý kiến giải đáp về dịch vụ cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại thành phố Hồ Chí Minh. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:
Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39
Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83
Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]
Bài viết ngày được thực hiện bởi: Tô Anh Thư
Chức vụ: Giám đốc công ty
Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp
Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA
Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm
CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ
TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7
ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ
Mục khác
- Thủ tục công bố hợp quy máy tính xách tay nhập khẩu tại Bắc Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại Quảng Ninh mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án xây dựng trung tâm thương mại tại Vĩnh Phúc mới nhất năm 2022
- Thủ tục gia hạn visa cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu ô tô tại Việt Nam mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép thành lập sàn giao dịch bất động sản tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Hà Nội mới nhất 2022
- Thủ tục công bố đủ điều cung cấp dịch vụ diệt côn trùng theo quy định pháp luật mới nhất năm 2022
- Thủ tục xin cấp giấy phép nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ tại Hà Nội mới nhất năm 2022
- Thủ tục công bố mỹ phẩm mới nhất tại Việt Nam năm 2023
- đăng ký lưu hành chế phẩm diệt khuẩn trên máy bay mới nhất năm 2023 tại Việt Nam
- Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam