Đang gửi...

ĐỊA ĐIỂM LÀM GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG CHO NGƯỜI NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM

Lượt xem 818
Nhật Bản đã và đang là nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. Đặc biệt, đã có nhà đầu tư Nhật Bản “bám rễ” vào nền kinh tế Việt Nam bằng hàng loạt dự án nhà máy quy mô lớn của các tên tuổi lớn như Toyota, Honda, Panasonic, Canon, FujiXerox, Sumitomo... Việc có rất nhiều công ty Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam tạo nên nhu cầu lớn về nguồn lao động Nhật Bản đến Việt Nam  làm việc. Để hiểu rõ hơn về giấy phép lao động cho Lao động Nhật Bản làm việc tại Việt Nam, Luật Doanh Trí xin được chia sẻ những quy định của pháp luật về điều kiện, trình tự thủ tục xin giấy phép này qua bài viết dưới đây. Trường hợp có nhu cầu tư vấn chi tiết, xin vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn đầu tư 1900 99 66 39 để tiếp tục được giải đáp.

Mục lục

Địa điểm làm giấy phép lao động cho người Nhật Bản tại Việt Nam

Xem thêm: Địa điểm làm giấy phép lao động cho người Hàn Quốc tại Việt Nam

1. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật lao động 2019;

- Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014;

- Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

- Thông tư số 04/2015/TT-BCA của Bộ Công an ngày 05 tháng 01 năm 2015 Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 3-2-2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam

2. Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người Nhật Bản làm việc tại Việt Nam theo quy định

(i) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.

(ii) Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

(iii) Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

(iv) Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

3. Những trường hợp người Nhật Bản được cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Người Nhật Bản vào thực hiện hợp đồng lao động;

- Người di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

- Người vào vào thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

- Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

- Người vào Việt Nam chào bán dịch vụ;

- Người Nhật Bản làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

- Tình nguyện viên;

- Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

- Người nước ngoài là Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

- Người tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

4. Thủ tục và quy trình xin cấp giấy phép lao động cho người Nhật Bản

Bước 1. Doanh nghiệp, tổ chức xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài.

Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) gửi báo cáo giải trình về nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đến Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Theo quy định mới từ thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 02/10/2017, người sử dụng lao động còn có thể thực hiện nộp tờ khai và báo cáo này thông qua cổng thông tin điện tử http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn/ theo thủ tục như sau:

- Người sử dụng lao động đăng ký tài khoản tại cổng thông tin điện tử nêu trên và nộp hồ sơ bằng tài khoản đã lập, trong thời hạn ít nhất là 20 ngày trước ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài;

- Trong vòng 12 ngày kể từ ngày nhận được tờ khai và báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ gửi kết quả qua thư điện tử của người sử dụng lao động. Nếu hồ sơ nộp chưa hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ ra thông báo chỉnh sửa.

- Sau khi có chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện hồ sơ bản gốc cho cơ quan chấp thuận. Trong thời hạn 08 giờ cơ quan nhận được bản gốc hồ sơ, cơ quan chấp thuận sẽ trả bản gốc kết quả chấp thuận cho người sử dụng lao động.

-  Mẫu báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài (theo mẫu thông tư 40/2106/TT-BLĐTBXH).

Bước 2. Nộp hồ sơ cấp mới giấy phép lao động cho người Nhật Bản làm việc tại Việt Nam theo quy định mới bao gồm:

1. Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo mẫu số 7

2. Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc giấy khám sức khỏe khám tại Việt Nam tại các bệnh viện, phòng khám, có sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế ( trong thời hạn 12 tháng)

3. Lý lịch tư pháp của người nước ngoài cấp tại nước ngoài hoặc phiếu lý lịch số 1 được cấp tại Việt Nam (Được cấp không quá 06 tháng)

4. Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài

5. Bản chứng thực hộ chiếu và visa của người nước ngoài.

6. Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên ( Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài tối thiểu là 03 năm,…)

Ngoài ra, đối với các ngành, nghề có yêu cầu đặc biệt (cầu thủ bóng đá, phi công, bảo dưỡng máy bay) hoặc các trường hợp lao động nước ngoài cung cấp dịch vụ hoặc thực hiện hợp đồng, chào bán dịch vụ…tại Việt Nam, hồ sơ sẽ bao gồm các giầy tờ khác theo quy định của pháp luật.)

7. 02 ảnh mầu, kích thước 4x6, phông nền trắng, không đeo kính.

8. Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài ( tùy từng trường hợp theo quy định: Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động, Điều lệ công ty…)

Thủ tục và quy trình xin cấp giấy phép lao động cho người Nhật Bản

Xem thêm: Tư vấn đăng ký tài sản gắn liền với đất cho doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam

Lưu ý: Các giấy tờ được cấp ở nước ngoài hoặc được cấp bởi cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam phải được Hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng ra tiếng Việt.

5. Nơi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho Nhật Bản tại Việt Nam

Nếu đơn vị sử dụng lao động Nộp hồ sơ qua mạng, thời hạn trả kết quả là 05 ngày. Cơ quan chấp thuận sẽ cấp Giấy phép lao động nếu hồ sơ hợp lệ hoặc ra thông báo chỉnh sửa hồ sơ nếu có sai sót. Sau khi nhận được Giấy phép lao động qua thư điện tử, người sử dụng lao động sẽ nộp bản gốc hồ sơ cho cơ quan cấp phép và nhận bản gốc giấy phép lao động.

-  Trường hợp doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động tại Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh (thành phố) nơi doanh nghiệp có trự sở.

- Trường hợp doanh nghiệp có trụ sở thông thường nộp tại Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh (thành phố).

-  Các trường hợp tổ chức phi chính phủ, tổ chức quốc tế, hiệp hội ......theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH thì nộp hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Cục việc làm - Bộ lao động - Thương binh và xã hội.

Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ nếu là nộp trực tiếp

Nơi nộp hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho Nhật Bản tại Việt Nam

Xem thêm: Thủ tục đăng ký giám hộ cử có yếu tố nước ngoài

Trên đây là ý kiến giải đáp về địa điểm làm giấy phép lao động cho người Nhật Bản tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin và tư vấn chi tiết hơn, Quý khách hàng vui lòng liên hệ trực tiếp với Luật Doanh Trí theo một trong các phương thức sau:

Tổng đài tư vấn miễn phí 24/7: 1900 99 66 39

Yêu cầu dịch vụ, gửi báo giá: 024 88 83 83 83

Liên hệ qua email: [email protected] / [email protected]

Bài viết ngày được thực hiện bởi: Tô Anh Thư

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải