Đang gửi...

Đánh giá tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp.

Lượt xem 5171
Trên thực tế, để được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng 3 điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Luật Doanh trí xin gửi tới Quý khách hàng bài viết về Đánh giá tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp để Quý khách hàng có thể nắm được các thông tin và chủ động bảo vệ quyền lợi của mình một cách thiết thực nhất.

Mục lục

Trên thực tế, để được cấp Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp thì kiểu dáng công nghiệp phải đáp ứng 3 điều kiện về tính mới, tính sáng tạo và khả năng áp dụng công nghiệp. Luật Doanh trí xin gửi tới Quý khách hàng bài viết về Đánh giá tính mới, tính sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp để Quý khách hàng có thể nắm được các thông tin và chủ động bảo vệ quyền lợi của mình một cách thiết thực nhất.

1. Kiểu dáng công nghiệp là gì?

Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành “Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.”

Ví dụ: hình dáng bên ngoài của chiếc xe ô tô

2. Tính mới của kiểu dáng công nghiệp

- Theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, kiểu dáng công nghiệp có tính mới nghĩa là kiểu dáng công nghiệp chưa từng được công bố hoặc sử dụng ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

- Cách đánh giá tính mới của kiểu dáng công nghiệp: Người nộp đơn cần tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp cần đăng ký với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp trùng lặp/tương tự gần nhất dùng làm kiểu dáng công nghiệp đối chứng tìm được trong quá trình tra cứu thông tin.

(Đặc điểm tạo dáng cơ bản là đặc điểm tạo dáng dễ dàng nhận biết,ghi nhớ, cần và đủ để xác định và phân biệt kiểu dáng công nghiệp này với kiểu dáng công nghiệp khác dùng cho sản phẩm cùng loại.)

- Kết luận về tính mới của kiểu dáng công nghiệp: Kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được coi là mới nếu: 

● Không tìm thấy kiểu dáng công nghiệp đối chứng trong nguồn thông tin tối thiểu bắt buộc; hoặc

● Mặc dù có tìm nhưng kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn có ít nhất một đặc điểm tạo dáng cơ bản không có mặt trong tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đối chứng; hoặc

● Kiểu dáng công nghiệp đối chứng chính là kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được công bố/bộc lộ thuộc một trong các trường hợp sau:

▪ Kiểu dáng công nghiệp được một số lượng người có hạn biết và có nghĩa vụ giữ bí mật về kiểu dáng công nghiệp đó.

▪ Kiểu dáng công nghiệp được đăng ký trong thời hạn sáu tháng kể từ ngày công bố dưới dạng báo cáo khoa học hoặc trưng bày, triển lãm ở các cuộc triển lãm quốc gia hoặc quốc tế.

- Tính mới của kiểu dáng công nghiệp phải đạt được các tiêu chí như sau:

● Kiểu dáng công nghiệp có sự khác biệt cơ bản, rõ rệt với những kiểu dáng đã bộc lộ công khai. Hay nói cách khác, kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ không được đồng nhất hoặc tương tự gần giống đến mức gây nhầm lẫn với những kiểu dáng đã tồn tại trước đó.

● Sản phẩm mang kiểu dáng công nghiệp phải tạo ra được một ấn tượng thẩm mỹ (thông qua thị giác) và phải phân biệt được với kiểu dáng công nghiệp đã biết khi quan sát tổng thể bằng mắt thường.

● Kiểu dáng công nghiệp không được coi là khác biệt cơ bản với nhau nếu chỉ khác biệt bởi các đặc điểm tạo dáng không dễ dàng phân biệt và ghi nhớ được, các đặc điểm đó không thể dùng để phân biệt tổng thể hai kiểu dáng công nghiệp đó.

● Kiểu dáng công nghiệp yêu cầu bảo hộ chưa bị bộc lộ công khai ở bất cứ đâu, dưới bất cứ hình thức nào tính đến ngày nộp đơn. Kiểu dáng công nghiệp có thể bị bộc lộ thông qua các cách như: sử dụng kiểu dáng công nghiệp, mô tả bằng văn bản như phát hành các ấn phẩm, trưng bày trong các cuộc triển lãm, qua bài giảng hoặc được bộc lộ dưới hình thức khác trước ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ mà một chuyên gia trung bình trong lĩnh vực đó có thể nắm được bản chất của kiểu dáng công nghiệp.

● Tính mới của kiểu dáng công nghiệp được đặt ra trên phạm vi toàn thế giới.

3. Tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp

- Kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo nghĩa là kiểu dáng công nghiệp không thể tạo ra một cách dễ dàng đối với người có trình độ hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng.

- Cách đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp: Để đánh giá tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn, Cục sở hữu trí tuệ phải tiến hành so sánh tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của kiểu dáng công nghiệp đó với tập hợp các đặc điểm tạo dáng cơ bản của từng kiểu dáng công nghiệp đối chứng trùng lặp hoặc tương tự tìm được trong quá trình tra cứu thông tin.

- Kết luận về tính sáng tạo của kiểu dáng công nghiệp: Trong các trường hợp sau đây, kiểu dáng công nghiệp nêu trong đơn được coi là không có tính sáng tạo:

● Kiểu dáng công nghiệp là sự kết hợp đơn thuần của các đặc điểm tạo dáng đã biết (các đặc điểm tạo dáng đã được bộc lộ công khai đư­ợc sắp đặt hoặc lắp ghép với nhau một cách đơn thuần như thay thế, thay đổi vị trí, tăng giảm số lượng...);

● Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng sao chép/mô phỏng một phần hoặc toàn bộ hình dáng tự nhiên vốn có của cây cối, hoa quả, các loài động vật..., hình dáng của các hình hình học (hình tròn, hình elíp, hình tam giác, hình vuông, chữ nhật, hình đa giác đều, các hình lăng trụ có mặt cắt là các hình kể trên...) đã được biết rộng rãi;

● Kiểu dáng công nghiệp là sự sao chép đơn thuần hình dáng các sản phẩm, công trình đã nổi tiếng hoặc được biết đến một cách rộng rãi ở Việt Nam hoặc trên thế giới;

● Kiểu dáng công nghiệp mô phỏng kiểu dáng công nghiệp thuộc lĩnh vực khác, nếu sự mô phỏng đó đã được biết đến rộng rãi trên thực tế (ví dụ: đồ chơi mô phỏng ô tô, xe máy...).

Nếu không thuộc các trường hợp nói trên, kiểu dáng công nghiệp được coi là có tính sáng tạo.

4. Khả năng áp dụng công nghiệp của kiểu dáng công nghiệp

- Kiểu dáng công nghiệp được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.

- Như vậy, kiểu dáng của sản phẩm có trạng thái tồn tại không cố định (như sản 
phẩm ở thể khí, lỏng) hoặc sản phẩm có hình dạng nhất định trong những điều kiện đặc biệt và sẽ biến dạng khi ở điều kiện bình thường (như đá tủ lạnh) hoặc sản phẩm phải vận dụng kĩ năng đặc biệt của riêng người tạo dáng (như sản phẩm thủ công, vẽ, chạm khắc…) sẽ không đáp ứng được điều kiện này. 

 

Trên đây là các thông tin về 03 điều kiện để một kiểu dáng công nghiệp được cấp văn bằng bảo hộ. Để biết thêm chi tiết, vui lòng liên hệ trực tiếp Luật Doanh Trí.

Hotline: 0911.233.955 hoặc Email: [email protected]

Luật Doanh Trí rất hân hạnh được đồng hành và hợp tác cùng Quý khách!

Trân trọng./.

 

 

Bài viết ngày được thực hiện bởi: kieulinh

Chức vụ: Giám đốc công ty

Lĩnh vực tư vấn: Dân sự, Hình sự, Doanh nghiệp

Trình độ đào tạo: Thạc sỹ Luật, MBA

Số năm kinh nghiệm thực tế: 10 năm

CÔNG TY TNHH
LUẬT DOANH TRÍ

TƯ VẤN PHÁP LUẬT
MIỄN PHÍ 24/7

1900 66 99 39

ĐẶT HẸN LUẬT SƯ, YÊU
CẦU DỊCH VỤ

024.88.83.83.83

Liên hệ với chúng tôi

Banner phải